Phát huy giá trị di sản thúc đẩy du lịch Thủ đô

Thông qua nhiều hoạt động giới thiệu, quảng bá, hướng dẫn trải nghiệm, tìm hiểu về giá trị độc đáo, riêng có của nhiều di sản văn hóa của Thủ đô và cả nước, Hà Nội - thành viên của Mạng lưới các thành phố sáng tạo của UNESCO, đã và đang tạo ra nhiều điểm nhấn độc đáo, ấn tượng góp phần thúc đẩy sự phát triển của ngành du lịch thành phố.

Thưởng trà sen tuyết Hà Giang - di sản văn hóa phi vật thể trong Ngôi nhà di sản Mã Mây, cùng trò chuyện với nghệ nhân về trà đạo và tiếp cận các dụng cụ pha trà hay tương tác với các mảnh chạm khắc của Đình Kim Ngân bằng loại hình mỹ thuật, là hoạt động thiết thực tôn vinh và kết nối các di sản, thu hút rất đông du khách trong và ngoài nước.

Được ngồi xem nghệ nhân biểu diễn cách pha trà, kể về ý nghĩa của lễ nghĩa khi thưởng trà, ẩm trà, các bạn trẻ thêm hiểu, thêm yêu quý và trân trọng các di sản của dân tộc.

Không chỉ người Việt tự hào và yêu mến trà, mà các du khách khi vào không gian cổ xưa này, cũng rất muốn tìm hiểu về một nét văn hóa của người Việt Nam.

Cách đó một con phố, trong không gian của Đền Kim Ngân, các du khách lại có cơ hội Chạm vào di sản theo ý tưởng sáng tạo của Nghệ nhân tranh Kim Hoàng Trần Quốc Đức. Cách tương tác này đã thu hút rất nhiều du khách, họ như được trở về tuổi thơ khi thử tài làm họa sỹ, vừa được ngắm nhìn gần hơn bao giờ hết từng nét chạm khắc rất cầu kỳ, chi tiết của công trình kiến trúc được xây dựng từ giữa thế kỷ 15.

Ngoài ra, còn nhiều trải nghiệm thú vị khác được Ban Quản lý phố cổ quận Hoàn Kiếm tổ chức tại nhiều địa điểm và không gian di sản trong khu phố cổ. Làm mới các sản phẩm du lịch di sản văn hóa, nghệ thuật, để gửi tới du khách trong và ngoài nước, qua đó truyền tải thông điệp về các giá trị không thể đong đếm mà lịch sử nghìn năm tuổi của Thủ đô Hà Nội văn hiến đã gây dựng qua nhiều thế hệ, là mục tiêu của Ban Quản lý phố cổ quận Hoàn Kiếm.

Trò chơi dân gian Kéo co ngồi mang tính cộng đồng và gắn kết cao đã được tái hiện trong không gian cổ kính của Đền Trấn Vũ, quận Long Biên, nơi xuất xứ trò chơi dân gian hấp dẫn, cổ vũ tinh thần và thể hiện sức mạnh dân tộc. Bầu không khí thật sự sôi động với sự tham dự của 500 nghệ nhân, và người dân từ 4 tỉnh thành miền Bắc, và đại diện các nước bạn: Hàn Quốc, Philipines, Campuchia.

Từ góc độ các chuyên gia, kéo co không chỉ là một trò chơi dân gian, mà còn chứa đựng nhiều ý nghĩa văn hóa, tinh thần to lớn, cần được bảo tồn và phát huy.

“Chung một sợi dây – Chung một tấm lòng” chính là thông điệp của chuỗi sự kiện, vừa mang tính biểu tượng của trò chơi, vừa mong muốn tăng cường giao lưu và đẩy mạnh tinh thần đoàn kết. Bởi “di sản” sau khi được Thế giới công nhận, thì càng phải chứng minh sức sống trường tồn cũng như sức lan tỏa trong đời sống, cần được đưa vào môi trường giáo dục, sinh hoạt cộng đồng và giao lưu quốc tế.

Sau khi Kéo co được UNESCO vinh danh là di sản văn hóa phi vật thể cách đây 8 năm, trò chơi dân gian truyền thống này đã trở thành sợi dây kết nối văn hóa giữa các nước trong khu vực./.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Sáng 14/5, trong phiên họp thứ 33, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã tiến hành cho ý kiến và thông qua Quyết định chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025 - 2035. Qua thảo luận, các thành viên Uỷ ban Thường vụ Quốc hội nhất trí cao cần thiết, cấp bách phải trình Quốc hội thông qua.

Bộ trang phục của Đàm Vĩnh Hưng trong liveshow “Ngày em thắp sao trời” tối 4/5 tại TP HCM đã gây tranh cãi trong dư luận. Tới đây, liveshow này sẽ diễn ra tại Hà Nội vào ngày 18/5, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội đã yêu cầu đơn vị tổ chức và phía Đàm Vĩnh Hưng cam kết các vấn đề liên quan đến trang phục đảm bảo đúng quy định pháp luật.

Những ngày này, đến thăm di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh Hồ Hoàn Kiếm và đền Ngọc Sơn, người dân và du khách sẽ có dịp hiểu rõ hơn những giá trị của danh thắng nổi tiếng này dưới góc nhìn của các Nghệ sĩ nhiếp ảnh qua triển lãm “Còn mãi với thời gian”.

Tại thành phố Hải Phòng, Lễ hội Hoa phượng đỏ 2024 đang diễn ra với nhiều hoạt động ý nghĩa và đặc sắc.

Triển lãm mỹ thuật “Người Hà Nội & Qua miền Tây Bắc” là hoạt động văn hóa đầu tiên được tổ chức tại Tòa nhà di sản 49 Trần Hưng Đạo - 46 Hàng Bài, tòa biệt thự có kiến trúc Đông Dương vừa được thành phố trùng tu để trở thành trung tâm giao lưu văn hóa khu phố cũ của Hà Nội.

“Những ngày Văn học châu Âu”- một sự kiện thường niên do Hiệp hội các tổ chức về văn hóa châu Âu (EUNIC) tổ chức, đang diễn ra tại Hà Nội và TP.HCM. Chương trình năm nay kéo dài đến ngày 19/5 và giới thiệu những tác phẩm nữ quyền và queer (đa dạng tính dục) của các nhà văn trẻ, gợi mở những hướng tiếp cận khác từ những tác phẩm kinh điển của văn chương châu Âu.