Phát huy giá trị di tích Đình Nội Bình Đà
Đình Nội Bình Đà gắn liền với truyền thuyết thời dựng nước, 50 người con trai theo mẹ Âu Cơ lên miền núi rừng, 50 người con trai xuống biển cùng cha Lạc Long Quân. Đất Bình Đà bây giờ chính là nơi Lạc Long Quân lệnh cho các con dừng chân xây dựng cơ nghiệp. Khi Quốc Tổ về trời, ngài được các Vua Hùng và dân làng an táng tại gò Tam Thai thuộc đất Bảo Đà (Bình Đà ngày nay).
Để tri ân công đức của Quốc Tổ Lạc Long Quân, dân làng Bảo Đà đã lập đình Nội cùng bức đại tự “Vi Bách Việt Tổ” (Tổ Dân Bách Việt). Điều độc đáo và đáng quý là trong Đình Nội còn lưu giữ được nhiều cổ vật có giá trị. Nổi bật là bức phù điêu với nét chạm khắc tinh xảo vô cùng sống động trên nền gỗ được sơn son thiếp vàng còn nguyên giá trị, tương truyền đã có cách đây gần chục thế kỷ. Bức phù điêu tạc hình Quốc tổ Lạc Long Quân đội mũ bình thiên, mặc áo hoàng bào cùng các lạc hầu, lạc tướng Lạc Việt dự hội đua thuyền trên dòng Đỗ Động giang. Bức phù điêu đã được Thủ tướng Chính phủ ký quyết định công nhận là Bảo vật quốc gia năm 2015.
Theo ông Nguyễn Đình Chinh, Thủ từ Đình (đền) Nội Bình Đà cho biết, bức phù điêu Quốc Tổ Lạc Long Quân miêu tả: Âu Cơ, Lạc Long Quân cùng đủ 100 người con. Đây là bức phù điêu Quốc Tổ độc nhất vô nhị.
Gắn liền với di tích Đình Nội Bình Đà là Lễ hội Bình Đà được Nhà nước công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia đầu tiên của thành phố Hà Nội năm 2014. Đây là lễ hội mang đậm bản sắc văn hóa của người Việt nhằm ôn lại ký ức của buổi đầu khai sinh, lập địa, tưởng nhớ công ơn của Đức Quốc Tổ Lạc Long Quân.
Trải qua nhiều thăng trầm, nhưng đến nay, lễ hội truyền thống Bình Đà vẫn được gìn giữ và trao truyền qua nhiều thế hệ với đầy đủ các lễ nghi nghiêm cẩn theo luật tục xưa. Năm nay, Lễ hội Bình Đà sẽ được tổ chức với quy mô cấp huyện trong 3 ngày, từ ngày 12/4 đến hết 14/4, tức từ mùng 4 đến hết 6/3 năm Giáp Thìn với nhiều nét mới.
Ông Lê Văn Ân, Trưởng Ban Tuyên giáo Huyện ủy Thanh Oai cho biết, những năm qua, công tác bảo tồn, phát huy giá trị lịch sử của di tích Đình Nội Bình Đà luôn được huyện Thanh Oai quan tâm, đầu tư cơ sở hạ tầng, mở rộng khuôn viên của di tích.
Tại Chương trình khai mạc lễ hội tổ chức vào tối 12/4, huyện Thanh Oai sẽ công bố tuyến du lịch Trung tâm Hà Nội – Thanh Oai - Ứng Hòa – Mỹ Đức. Trong khuôn khổ lễ hội sẽ diễn ra nhiều triển lãm, hội chợ, giao lưu nghệ thuật và trò chơi dân gian, Liên hoan lân sư rồng huyện Thanh Oai mở rộng; hứa hẹn sẽ mang đến một mùa lễ hội hấp dẫn, an toàn, thu hút khách thập phương về chiêm bái và tham dự lễ hội.
Trong dịp nghỉ Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025, các di tích thuộc Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội quản lý sẽ mở cửa đón khách tham quan.
Là cơ sở điện lực đầu tiên của Hà Nội, nhà máy đèn Bờ Hồ gắn liền với sự nghiệp hình thành, phát triển của ngành điện. Ngày 6/12/1892, nhà máy đèn Bờ Hồ ra đời theo hợp đồng ký kết giữa Công ty Điện khí Đông Dương và Đốc lý Hà Nội. Khởi công vào năm 1894, nhà máy chính thức đi vào hoạt động đầu năm 1895, là nhà máy điện thứ hai trong cả nước sau Hải Phòng và là nhà máy điện đầu tiên được xây dựng ở Hà Nội. Đến ngày 10/10/1954, nhà máy đèn Bờ Hồ được tiếp quản và trở thành một trong những cái nôi của ngành Điện lực Việt Nam.
Nhà máy đèn Bờ Hồ ra đời vào ngày 6/12/1892, là cơ sở điện lực đầu tiên của Hà Nội. Cuối thế kỷ XIX, Hà Nội bắt đầu có điện do nhà máy đèn Bờ Hồ sản xuất. Ban đầu dòng điện có công suất khoảng 500 KW, đủ thắp cho 523 bóng đèn chiếu sáng trên phố, cùng một số cơ quan, dinh thự xung quanh hồ Hoàn Kiếm.
Chiều 10/12, các đại biểu HĐND thành phố Hà Nội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết thu phí tham quan danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, công trình văn hóa, bảo tàng trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Lần đầu tiên công chúng được vào tham quan hai công trình lịch sử nổi bật của Hà Nội là Bắc Bộ Phủ và tòa nhà Đại học Tổng hợp Hà Nội.
Ban Quản lý hồ Hoàn Kiếm và phố cổ Hà Nội phối hợp với nghệ sĩ nhiếp ảnh Lê Bích và nhóm dự án văn hóa Bối Ân tổ chức Triển lãm chủ đề "Chạm khắc đình trong phố" tại đình Kim Ngân, 42 - 44 Hàng Bạc.
0