Phát triển ẩm thực Việt thành thương hiệu quốc gia
Từ 4 nhà hàng 1 sao Michelin Guide đến 29 nhà hàng với giá cả phải chăng. Và cả 70 nhà hàng/quán ăn được Michelin lựa chọn giới thiệu đều gia tăng về lượng khách sau khi Michelin Guide vào Việt Nam. Đặc biệt là du khách khách quốc tế đi theo nhóm nhỏ hay đi theo đoàn.
Chị Patti Webb - Du khách Mỹ: "Bạn có thể nghĩ Michelin chỉ ở những thành phố lớn như London, Tokyo, Paris .. nhưng Việt Nam cũng đã có. Phải nói là thức ăn ở dây rất ngon và đó là lý do nên đến đây du lịch, lý do để khuyến khích mọi người quay trở lại".
Anh Colin Williams - Du khách Mỹ: ''Đây là lần thứ 2 tôi đến Việt Nam, lần trước tôi đến Sài Gòn vào tháng 7, lần này tôi quyết định đến Hà Nội để gặp một người bạn. Thức ăn ở đây rất tuyệt vời, mùi vị khác biệt hoàn toàn với bánh mì, thức ăn Việt Nam ở Mỹ".
Theo bếp trưởng Yamaguchi Hiroshi: "Việt Nam có rất nhiều món ăn ngon được thế giới biết đến như bánh mì, phở; các đầu bếp đã đầu tư rất nhiều để sáng tạo hài hòa giữa truyền thống và hiện đại, song đó giống như viên ngọc chưa được mài. Khi Michelin đến Việt Nam và mang đến thưởng này đã giúp cho thị trường nhà hàng sôi động và thúc đẩy du lịch ẩm thực có những bước tiến mạnh mẽ hơn".
Ông Yamaguchi Hiroshi - Bếp trưởng Nhà hàng Hibana by Koki: "Sau khi nhận được giải thưởng Michelin, 6 tháng trôi qua thì tệp khách hàng đến với nhà hàng tăng lên rất nhiều, trước khi nhận sao thì khách hàng người Việt nhiều hơn, nhưng sau khi nhận 1 sao Michelin thì khách hàng quốc tế rất nhiều, đặc biệt là khách hàng đến từ châu Âu, châu Á".
Chị Nguyễn Thị Phương Thảo – Quản lý bán hàng và Kinh doanh Nhà hàng 1946: "Sau khi giải thưởng này về đến Việt Nam, hay về 1946 để lại ảnh hưởng rất lớn, đặc biết là sự gia tăng lượng khách hàng hay doanh số cho nhà hàng trong những tháng vừa qua. Không chỉ tăng trưởng khách nội địa mà khách nước ngoài lượng khách đến cũng rất nh, thậm chí có nh khách hàng đặt bàn trước đến vài tháng".
Cũng chính vì sở hữu 3 trong 4 nhà hàng Michelin đầu tiên của Việt Nam, vượt qua các ứng cử viên khác, Hà Nội vừa được Giải thưởng Ẩm thực thế giới công bố là Điểm đến thành phố ẩm thực mới nổi tốt nhất châu Á năm 2023.
Ông Nguyễn Trùng Khánh - Cục trưởng Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam "Giải thưởng sao Michelin rất có giá trị quảng bá ẩm thực cho địa phương, cho một quốc gia thậm chí giải thưởng này còn khích lệ động viên rất nhiều nhà làm ẩm thực hướng tới địa phương mình, cơ sở của mình làm sao đứng vào danh sách sao Michelin công nhận".
Cục du lịch quốc gia Việt Nam cũng khẳng định, ẩm thực Việt Nam đang góp phần quan trọng vào phát triển du lịch Việt Nam. Không chỉ có giá trị xuất khẩu tại chỗ phục vụ du khách trong và ngoài nước, ẩm thực đang dần trở thành thương hiệu quốc gia của Việt Nam ra thị trường thế giới.
Với mong muốn bảo tồn di sản và phát huy, ứng dụng các giá trị văn hóa Việt vào đời sống hiện đại, cuộc Triển lãm với tên gọi “Tôn cựu, nghênh tân” đang diễn ra tại Trung tâm Giao lưu Văn hóa Phố cũ, 46 Hàng Bài.
Liên hoan Ẩm thực quốc tế 2024 với chủ đề "Gastronomy of Unity - Ẩm thực kết nối" sẽ diễn ra trong hai ngày 7 và 8/12, tại khu Ngoại giao Đoàn - 298 Kim Mã, Hà Nội.
Triển lãm tranh “Hồn Dó” vừa khai mạc tại không gian nghệ thuật B&C Maison d'Art tại Thủ đô Hà Nội. Với nguồn cảm hứng bất tận từ chất liệu giấy dó - một loại giấy làm từ chất liệu thủ công đồng quê của Việt Nam - nghệ sĩ Ngô Đức Hoàng đã thổi hồn vào những tác phẩm mang đậm chất văn hóa Á Đông, được các nhà nghệ thuật trong và ngoài nước đánh giá cao.
Chào mừng Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam (23/11/2005 - 23/11/2024), tối 18/11, Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) khai mạc triển lãm ảnh “Sắc màu các dân tộc Việt Nam”.
Từ việc đầu tư vào kịch bản, dàn dựng đến các hình thức quảng bá, các sân khấu kịch TP.HCM không ngừng nỗ lực thổi luồng sinh khí mới, mang đến trải nghiệm gần gũi và hấp dẫn hơn.
Xuất phát từ tình yêu đối với văn chương, một dự án cộng đồng mang tên “Rubik văn chương” đã ra đời và trở thành nơi trao đổi các kiến thức văn học bổ ích của những bạn trẻ.
0