Phát triển bền vững biển, đảo Việt Nam

Sáng 16/9, tại Trụ sở Văn phòng Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã chủ trì cuộc họp với lãnh đạo các bộ, ban, ngành liên quan, đi sâu đánh giá tình hình triển khai Nghị quyết 36 về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 và các nội dung liên quan trong Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.

Trên cơ sở phân tích sâu sắc, toàn diện tình hình quốc tế, khu vực và Biển Đông cũng như nhu cầu phát triển của đất nước trong tình hình mới, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chỉ đạo các bộ, ban, ngành và địa phương liên quan thời gian tới cần tiếp tục bám sát đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, trong đó có Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết 36 về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, Nghị quyết 44 về Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới, chủ động, tích cực, triển khai có hiệu quả các mặt công tác, đạt kết quả mới quan trọng, thực chất hơn nữa trên mọi phương diện.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp.

Theo đó, các bộ, ban, ngành, địa phương liên quan cần huy động nguồn lực, thúc đẩy phát triển bền vững kinh tế biển gắn với bảo đảm quốc phòng - an ninh, nâng cao hơn nữa năng lực thực thi và bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán trên biển; kiên trì đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hoá, đa dạng hoá, tăng cường hợp tác quốc tế về biển phù hợp với luật pháp quốc tế, nhất là Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982.

Toàn cảnh phiên họp.

Cùng với đó, thực hiện nghiêm Chỉ thị 32 của Ban Bí thư và Chỉ thị 17 của Thủ tướng Chính phủ về ngăn chặn, tiến tới chấm dứt tình hình tàu cá Việt Nam vi phạm các quy định về chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) ở vùng biển nước ngoài, sớm gỡ bỏ thẻ vàng của Uỷ ban châu Âu (EC); làm tốt công tác tuyên truyền, nâng cao hơn nữa nhận thức, đồng thuận trong toàn xã hội và cả hệ thống chính trị về ý nghĩa, vai trò, tầm quan trọng của công tác Biển Đông - hải đảo, tích cực góp phần duy trì hoà bình, ổn định, hợp tác phát triển trên biển.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Công an quận Hà Đông phối hợp với Phòng Cảnh sát hình sự, Công an thành phố Hà Nội ngày 3/11, đã tạm giữ hình sự hai đối tượng về hành vi cướp tài sản; đồng thời, giao một đối tượng có liên quan dưới 14 tuổi về Công an phường để quản lý giáo dục.

Chiều 20/11, TAND TP.HCM đã thẩm vấn bị cáo Mai Thị Hồng Hạnh, Tổng Giám đốc kiêm Chủ tịch HĐTV Xuyên Việt Oil để làm rõ về hành vi gây thất thoát tài sản Nhà nước khi không nộp tiền Quỹ bình ổn giá và Thuế bảo vệ môi trường.

Ngày 21/11, phiên tòa xem xét kháng cáo của bà Trương Mỹ Lan, 68 tuổi, Chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát cùng 47 người và các đơn vị, tổ chức liên quan, tiếp tục với phần bào chữa cho nhóm bị cáo thuộc Đoàn thanh tra về các sai phạm tại SCB.

UBND thành phố Hà Nội đã phê duyệt "Đề án phát triển hệ thống giao thông vận tải công cộng bằng xe buýt sử dụng điện, năng lượng xanh trên địa bàn thành phố". Lộ trình thực hiện đề án bắt đầu từ năm 2025, mục tiêu đến năm 2035 sẽ sử dụng 100% xe buýt điện.

Tình huống nguy hiểm trên xảy ra ngày 20/11 trên tuyến quốc lộ 6 đoạn qua huyện Mai Châu, Hòa Bình và được chính camera hành trình trên xe ô tô con bị nạn ghi lại.

Gần đây tại quận Thanh Xuân, câu chuyện về những chiếc barie dựng tại các ngõ nhỏ vào giờ cao điểm đã thu hút sự chú ý. Mục đích ban đầu là để kiểm soát lưu lượng giao thông, thế nhưng sự xuất hiện của chúng cũng đã gây ra rất nhiều tranh cãi từ những người đi lại thường xuyên qua đây.