Phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam

Tỷ trọng đóng góp của công nghiệp văn hóa vào GDP nước ta được cải thiện đáng kể sau khi có Chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam.

Các ngành công nghiệp văn hóa hiện không phải là khái niệm xa lạ, mà trở thành khát vọng, mong muốn của cộng đồng làm văn hóa sáng tạo và nhiều địa phương trên cả nước. Trong đó, di sản được xem như một nguồn lực văn hóa, có những tác động đến quá trình phát triển kinh tế, xã hội.

Hai năm trở lại đây, Hoàng thành Thăng Long trở thành điểm đến hấp dẫn của du khách trong và ngoài nước. Nổi bật là Tour đêm với lịch trình trải nghiệm không gian, các hoạt động trong cung đình xưa và những cổ vật hàng nghìn năm tuổi.

Bằng việc sử dụng công nghệ 3D Mapping, phối hợp cùng kỹ thuật dàn dựng ánh sáng và âm thanh chuyên nghiệp, tour du lịch đêm tại di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám cũng mang lại cho khách tham quan nhiều trải nghiệm mới lạ, khó quên.

Việt Nam lần thứ 4 được World Travel Awards vinh danh là "Điểm đến di sản hàng đầu Thế giới" năm 2023. Hiện, Việt Nam có 9 di sản được UNESCO ghi danh là Di sản Thiên nhiên và Văn hóa Thế giới, trong đó có năm Di sản Văn hóa, ba Di sản Thiên nhiên và một Di sản Hỗn hợp. Với giải thưởng vừa được trao, Việt Nam một lần nữa khẳng định tiềm năng và sức hút hàng đầu về tài nguyên thiên nhiên cũng như giá trị di sản văn hóa lâu đời.

Đổi mới di sản trở thành điểm đến hấp dẫn, biến văn hóa thành sản phẩm để có thể bán được cho nhiều người, bán được nhiều lần là một trong những cách phát triển kinh tế trong công nghiệp văn hóa. Đến năm 2019, lĩnh vực non trẻ này ở Việt Nam đã chiếm hơn 3,6% GDP của cả nước. Mục tiêu là đến năm 2030, tỷ trọng này phấn đấu đạt 7% GDP, với 220.000 nhân lực trực tiếp và gián tiếp hoạt động trong lĩnh vực văn hóa nghệ thuật, thể dục thể thao.

Trong 12 ngành công nghiệp văn hóa đã có 6 ngành là điện ảnh; thủ công mỹ nghệ; thiết kế; nghệ thuật biểu diễn; du lịch văn hóa; phần mềm và các trò chơi giải trí đạt được nhiều dấu ấn quan trọng. Hiện, các ngành công nghiệp văn hóa không phải là khái niệm xa lạ mà trở thành khát vọng, mong muốn của cộng đồng làm văn hóa sáng tạo và nhiều địa phương trên cả nước.

Tại Kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa 15, Nghị quyết về tiếp tục thực hiện một số nghị quyết của Quốc hội khóa 14 đã yêu cầu Chính phủ quan tâm bố trí nguồn lực đầu tư cho các lĩnh vực văn hóa; đặc biệt là ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp văn hóa có thế mạnh của Việt Nam. Đây sẽ là cơ sở pháp lý quan trọng để công nghiệp văn hóa ngày càng được quan tâm, là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế quốc dân./.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Sáng nay (6/5), Ban Văn hóa - Xã hội HĐND Thành phố Hà Nội đã giám sát chuyên đề việc thực hiện các quy định pháp luật về hoạt động quảng cáo trên địa bàn quận Đống Đa.

Làng Kim Liên thuộc phường Phương Liên, quận Đống Đa, Hà Nội nổi tiếng với di tích lịch sử Đình Kim Liên - một trong Tứ trấn Thăng Long xưa và cũng là Di tích quốc gia đặc biệt. Tuy nhiên, có lẽ ít ai biết được rằng nơi đây có làng nghề truyền thống với lịch sử hàng trăm năm làm nghề cắt tóc mà nhiều người vẫn thường gọi vui là nghề “vít đầu thiên hạ”.

Lịch sử Việt Nam có lượng thông tin lớn trong khi thời lượng giảng dạy trên trường, lớp khá ngắn, dẫn đến nhiều học sinh không hứng thú. Một số nhà sáng tạo nội dung trên nền tảng Tiktok đã phát triển các video chia sẻ kiến thức lịch sử một cách thú vị.

Nghề sơn là một nghề cổ truyền của Việt Nam có lịch sử phát triển lâu đời. Từ thế kỷ XV - XVI, sơn mài đã đạt được những thành tựu nhất định trong kỹ thuật pha chế sơn, trong đó sơn ta là nguyên liệu chính để làm nên độ bền đẹp cho tác phẩm nghệ thuật, bên cạnh các loại nguyên vật liệu khác như cốt, phụ gia, màu sắc, nguyên liệu (vàng, bạc quỳ) mỗi công đoạn đòi hỏi kỹ thuật khác nhau, trong đó tạo vóc là một trong những bước đầu của tranh sơn mài.

Trước đại lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, mỗi ngày Điện Biên đón hàng chục nghìn lượt khách đến tham quan. Tỉnh miền núi này là mảnh đất đa dạng văn hóa của 19 dân tộc khác nhau.

Dự án nghệ thuật công cộng trên cầu đi bộ Trần Nhật Duật kết nối Dự án nghệ thuật công cộng Phúc Tân và Trung tâm Văn hóa Nghệ thuật 22 Hàng Buồm, đã được UBND quận Hoàn Kiếm phối hợp với các đơn vị, cá nhân yêu nghệ thuật chính thức giới thiệu với công chúng.