Phát triển Du lịch Việt Nam nhanh, bền vững

Phát triển Du lịch Việt Nam nhanh, bền vững, theo đó cần có những giải pháp đồng bộ từ Trung ương đến các địa phương, kết nối giữa các đơn vị, hiệp hội, doanh nghiệp để Du lịch thực sự là ngành kinh tế mũi nhọn - đây là những chỉ đạo quan trọng của Thủ tướng Chính Phủ Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị trực tuyến Chính phủ và kết nối tới trụ sở UBND các tỉnh, thành phố trên cả nước. Cùng dự Hội nghị có Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà. Tại điểm cầu Hà Nội có Phó Chủ tịch UBND Thành phố Nguyễn Mạnh Quyền.

Phát biểu khai mạc Hội nghị, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh: Du lịch được xác định là một ngành kinh tế mũi nhọn theo Nghị quyết số 08 ngày 16/01/2017 của Bộ Chính trị, góp phần quan trọng vào tạo việc làm, sinh kế cho người dân, xóa đói, giảm nghèo, thu hút đầu tư, thúc đẩy tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế, bảo tồn và phát huy giá trị truyền thống, lịch sử, văn hóa của dân tộc, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của Nhân dân. Đây là hội nghị chuyên đề về phát triển du lịch thứ hai được tổ chức trong năm 2023. Thủ tướng đề nghị các đại biểu trao đổi, thảo luận để tìm được lời giải cho các bài toán ngắn hạn, dài hạn; tìm ra những câu trả lời cho một số vấn đề trọng tâm để ngành du lịch Việt Nam phát triển nhanh và bền vững. Bên cạnh những khó khăn, Việt Nam cũng có không ít thời cơ và thuận lợi. Vấn đề là phải cùng nhau khai thác tốt nhất các cơ hội, nhận diện, hóa giải khó khăn, vượt qua thách thức.

Du lịch Việt Nam trong 10 tháng qua tiếp tục khởi sắc. Tổng lượng khách du lịch quốc tế đạt khoảng 10 triệu lượt, khách du lịch nội địa đạt 99 triệu lượt. Tuy nhiên, khách du lịch quốc tế 10 tháng năm 2023 mới chỉ bằng 70% so với cùng kỳ năm 2019 (thời điểm trước đại dịch). Khách du lịch nội địa, sau giai đoạn tăng trưởng mạnh trong năm 2022, đang có dấu hiệu chững lại. Ngành du lịch phải đối mặt với nhiều thách thức, vướng mắc, nhiều vấn đề kéo dài nhiều năm, nhiều nhiệm kỳ chưa giải quyết được. Để phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn theo tinh thần chỉ đạo của Bộ Chính trị, triển khai hiệu quả Nghị quyết của Chính phủ về các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu đẩy nhanh phục hồi, tăng tốc phát triển du lịch hoàn thành mục tiêu đến năm 2025 đón ít nhất 35 triệu lượt khách quốc tế và 120 triệu lượt khách nội địa, đến năm 2030 đón 50 triệu lượt khách quốc tế, 160 triệu lượt khách nội địa, du lịch Việt Nam cần thực sự đổi mới tư duy, cách làm với các biện pháp sáng tạo, đột phá, đồng bộ, hiệu quả; thực hiện "liên kết chặt chẽ, phối hợp nhịp nhàng, hợp tác toàn diện".

Phát biểu tham luận tại điểm cầu Hà Nội, Phó chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Mạnh Quyền cho biết, cùng với cả nước, Du lịch Hà Nội đã có sự phục hồi mạnh mẽ, đạt được nhiều kết quả ấn tượng. Ước tính năm 2023, tổng số lượng khách du lịch đến Thủ đô đạt 24 triệu lượt, tăng 27% so với năm 2022; trong đó có 4 triệu lượt khách quốc tế, tăng 138,1% so với năm 2022, chiếm 1/3 tổng lượng khách quốc tế đến Việt Nam. Tổng thu từ khách du lịch ước đạt 85,7 nghìn tỷ đồng, tăng 43% so với năm 2022. Thành phố Hà Nội tiếp tục được các tổ chức quốc tế vinh danh các giải thưởng quan trọng: Giải thưởng Điểm đến Thành phố hàng đầu thế giới năm 2022; Giải thưởng Điểm đến Thành phố Golf tốt nhất thế giới năm 2023. Để triển khai các giải pháp hiệu quả, phát triển du lịch trong giai đoạn tới, Thành phố Hà Nội đề xuất 

Chính phủ xem xét sớm phê duyệt Quy hoạch hệ thống du lịch thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn 2045, trong đó xem xét đưa vào định hướng khu du lịch quốc gia 3 địa điểm tiềm năng của Hà Nội, gồm: khu du lịch Ba Vì, khu du lịch Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam và hồ Đông Mô, khu di tích thắng cảnh du lịch Hương Sơn (chùa Hương) để tạo cơ sở pháp lý cho Hà Nội quy hoạch, đầu tư, thu hút đầu tư phát triển các khu du lịch quốc gia. Chính phủ chỉ đạo cơ quan liên quan tham mưu ban hành cơ chế, chính sách về hỗ trợ từ nguồn ngân sách nhà nước cho các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng. Hà Nội đề nghị Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch nghiên cứu, xây dựng chính sách hỗ trợ về kinh tế, về thủ tục giúp doanh nghiệp lữ hành tham gia các sự kiện, hội chợ du lịch quốc tế và trong nước để mở rộng, tiếp cận được các đối tác có tiềm năng trong nước và quốc tế.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết

user image
user image
User
Ý KIẾN

Chiều 05/12, tiếp xúc với cử tri đơn vị bầu cử số bốn gồm quận Hoàng Mai và huyện Gia Lâm theo hình thức trực tiếp, kết hợp trực tuyến, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Đinh Tiến Dũng - Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội đã thông tin về kết quả Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV.

Tại phiên họp Hội đồng nhân dân thành phố sáng 5/12, Chánh án Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội Nguyễn Hữu Chính, cho biết; trong năm 2023, Toà án nhân dân thành phố đã xét xử vụ án "Chuyến bay giải cứu” với 54 bị cáo, bị xét xử về các tội: Đưa hối lộ; Nhận hối lộ; Môi giới hối lộ. Đây là vụ án rất lớn, phức tạp nhưng chỉ trong một tháng Tòa án nhân dân thành phố đã đưa ra xét xử; phiên tòa đã diễn ra đúng tinh thần tranh tụng công khai được dư luận đánh giá cao.

Với tinh thần đổi mới, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm năm 2023 thành phố đã thực hiện và phát huy có hiệu quả chủ đề “Kỷ cương, trách nhiệm, hành động, sáng tạo, phát triển”, khẳng định bước chuyển mới thực chất, hiệu quả trên nhiều lĩnh vực, góp phần tích cực vào duy trì sự ổn định vĩ mô và động lực tăng trưởng chung cho nền kinh tế đất nước.

Sáng 4/12, Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội tổ chức điểm cầu trực tuyến về nghiên cứu, học tập, quán triệt Nghị quyết hội nghị lần thứ XIII Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa 13; Ủy viên ban thường vụ, Chủ tịch UBMT Tổ quốc Việt Nam thành phố Nguyễn Lan Hương tham dự.

Sáng 4/12, tại trụ sở Bộ Quốc phòng, Đại tướng Phan Văn Giang - Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng chủ trì Lễ đón chính thức và hội đàm với Ngài Dato’ Seri Utama Haji Mohamad Bin Haji Hasan, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Malaysia, dẫn đầu thăm chính thức Việt Nam từ ngày 03 - 05/12/2023.