Phát triển đường sắt đô thị gặp khó về tiêu chuẩn kỹ thuật
Vì lẽ đó, các dự án có sự khác nhau về công nghệ, tiêu chuẩn kỹ thuật và đào tạo nguồn nhân lực phục vụ khai thác vận hành. Việc này dẫn đến khó khăn cho Hà Nội trong việc đồng bộ hóa quản lý, kết nối trung chuyển, khó tối ưu trong tận dụng nguồn nhân lực. Thống nhất tiêu chuẩn đường sắt đô thị là điều cần làm.
Hà Nội đã và đang đầu tư thi công ba tuyến đường sắt đô thị. Đó là các tuyến: Cát Linh - Hà Đông đang được khai thác; tuyến metro Nhổn – Ga Hà Nội sẽ khai thác trong tháng 7 này. Còn tuyến Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo đang chờ phê duyệt thay đổi chủ trương đầu tư.
Ba tuyến này sử dụng ba nguồn vốn ODA khác nhau là: Nhật Bản, Pháp và Trung Quốc. Do có sự ràng buộc hoặc ưu tiên về công nghệ và kỹ thuật từ nước tài trợ, nên ba tuyến hiện áp dụng ba tiêu chuẩn kỹ thuật khác nhau.
Ông Trương Thanh Tùng, Trưởng phòng Kỹ thuật thẩm định, Ban Quản lý đường sắt đô thị Hà Nội cho hay: “Vô hình trung khi làm tuyến mới sau đó, chúng ta không tận dụng được nguồn lực cũ. Bản thân các nhà thầu trong nước khi tham gia các dự án, họ cũng đã có kinh nghiệm nhất định rồi. Nhưng khi sang các dự án khác, họ không có phương pháp nào đảm bảo được là họ được tham gia dự án khác hay không. Và quan trọng là chúng ta không đồng bộ được thời gian, và không có sự thống nhất về tiêu chuẩn”.
Đến năm 2030, Hà Nội đặt mục tiêu hoàn thành 96,8 km đường sắt đô thị. Việc không có sự đồng bộ thống nhất trong các tiêu chuẩn kỹ thuật khiến Hà Nội khó có thể triển khai song song các tuyến, cũng như khó trong việc tận dụng nguồn nhân lực. Theo các chuyên gia, nên thống nhất lựa chọn bộ tiêu chuẩn kỹ thuật dùng chung và các thông số kỹ thuật chính để cho phép khả năng liên vận giữa các tuyến đường sắt với nhau, đồng thời tối ưu hóa chi phí đầu tư, năng lực bảo trì, sửa chữa và vận hành.
Nếu thống nhất một tiêu chuẩn kỹ thuật, thì đây sẽ là tiêu chuẩn chung không chỉ cho Hà Nội mà là cả nước. Ông Đàm Văn Huân - Trưởng Ban đô thị, HĐND thành phố cho biết: “Quy chuẩn hóa tiêu chuẩn này thì không những tốt cho Hà Nội mà còn cho TP.HCM và các tỉnh tiếp theo sẽ làm đường sắt, thì sẽ làm theo quy chuẩn này. Như vậy sẽ giảm được rất nhiều cho ngân sách Nhà nước”.
Xây dựng tiêu chuẩn kỹ thuật, công nghệ chính phù hợp, thống nhất cho tất cả các tuyến. Điều này sẽ giúp Hà Nội không những đẩy nhanh quá trình thi công theo tinh thần Nghị quyết 49 của Bộ Chính trị, mà còn thuận lợi hơn trong thi công, vận hành và quản lý sau này.
Sáng nay (22/12), tuyến đường sắt đô thị đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh, Metro Bến Thành - Suối Tiên chính thức được đưa vào khai thác thương mại.
Bộ Giao thông Vận tải vừa trình Chính phủ dự thảo Nghị định quy định về hoạt động đào tạo và sát hạch lái xe, cùng với đề xuất sửa đổi quy định về sân tập lái xe.
Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Dương Đức Tuấn vừa ký Công văn số 4291/UBND-ĐT về việc nâng cao hiệu quả công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông. Trong đó, đặc biệt xử lý nghiêm cán bộ, đảng viên vi phạm pháp luật về giao thông.
Ngày 22/12, tuyến Metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) đã chính thức đi vào hoạt động, đánh dấu cột mốc lịch sử trong hành trình phát triển giao thông đô thị của TP.HCM, đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân và phát triển kinh tế - xã hội của thành phố.
Sở GTVT Hà Nội ra thông báo cấm tất cả các phương tiện và người tham gia giao thông lưu thông trên tuyến đường Văn Khê (trước tòa nhà V3 Victoria Văn Phú) trong khung giờ từ 23h00 ngày 22/12/2024 đến 3h00 ngày 23/12/2024, để phục vụ thi công cầu vượt cho người đi bộ (quận Hà Đông, TP Hà Nội).
Cầu Phong Châu mới trên Quốc lộ 32C, tỉnh Phú Thọ đã chính thức triển khai thi công theo lệnh khẩn cấp, yêu cầu hoàn thành xây dựng và đưa công trình vào khai thác trong năm 2025 nhằm nhanh chóng giải quyết tình trạng đứt gãy giao thông.
0