Phát triển đường sắt đô thị, huy động nguồn lực đất đai
Huy động nguồn lực từ đất đai là vấn đề được các đô thị lớn rất quan tâm, với mục đích lấy nguồn lực tại chỗ từ đất để thường xuyên nâng cấp đô thị. Đây cũng là cách khai thác ngược giá trị đất đai, tránh để lãng phí tài nguyên - là xu hướng phát triển bền vững của những đô thị hiện đại.
Để gia tăng giá trị tài nguyên đất, cách duy nhất các nước công nghiệp vẫn làm hiện nay là tạo nguồn thu từ giá trị đất đai tăng thêm do phát triển hạ tầng mang lại.
Ở Việt Nam trong 5 năm trở lại đây, tổng thu từ đất chiếm khoảng 15% tổng thu ngân sách quốc gia, tức là khoảng 30% tổng thu ngân sách địa phương. Tổng thu này tương đương với các nước công nghiệp mới ngay dưới nhóm G7.
Điều khác biệt cơ bản là tổng thu từ đất của các nước công nghiệp mới là từ thuế tài sản, còn ở Việt Nam lại chủ yếu từ cơ chế nhà nước thu hồi đất nông nghiệp để giao cho các dự án phát triển nhà ở theo cách thu tiền sử dụng đất ở sau khi trừ đi tiền sử dụng đất nông nghiệp đã chi trả cho bồi thường, hỗ trợ để giải phóng mặt bằng. Sự khác biệt này dẫn đến nguồn thu từ đất ở Việt Nam không bảo đảm tính bền vững.
Trong thực tế quản lý tài chính đất đai của Việt Nam, một số phương thức thu từ đất đã được Bộ Tài chính liệt kê và có số liệu cụ thể hàng năm, nhưng một số phương thức thu từ đất liên quan đến kinh tế chuyển đổi từ bao cấp sang thị trường mới chỉ đặt ra khung pháp luật để thực hiện mà chưa được coi là một nguồn thu từ đất.
Giá trị đất đai đô thị luôn tăng thêm rất cao khi hạ tầng và dịch vụ công cộng được nâng cấp. Khi thu được giá trị đất đai tăng thêm này sẽ là nguồn lực chính để tiếp tục đầu tư phát đô thị, rồi từ đó lại phải thu được giá trị đất đai tăng thêm mới tạo ra. Đây là phương thức duy nhất để tổ chức không gian đô thị hợp lý và khả năng tạo vốn để tiếp tục đầu tư phát triển, và cũng là cách làm phù hợp với định hướng phát triển hệ thống đường sắt đô thị hiện nay.
GS.TSKH Đặng Hùng Võ - Nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên Môi trường cho biết: "Cách đây 40 năm tôi đã đề xuất, Hà Nội cần có bản đồ công trình ngầm, bởi đến một lúc nhất định cách đi duy nhất là phải có hệ thống Metro. Mô hình Metro là mô hình tuyệt vời, không tốn nhiều đất và rất tiện, các nước chậm phát triển nhất còn làm được, Việt Nam tại sao không?".
Hai siêu đô thị của Việt Nam hiện nay là HN và TP.HCM đều chung ý định phát triển đô thị theo mô hình TOD dựa vào mạng lưới giao thông công cộng và tổ chức lại các đô thị tại các điểm nút giao thông công cộng. Trong bối cảnh còn nhiều khó khăn trong việc khai thác hiệu quả nguồn lực đất đai, thu hút nhà đầu tư vào các dự án TOD thông qua hình thức đầu tư tư nhân hay PPP được cho là giải pháp hữu hiệu.
Luật sư Lê Nết, LNT & Partners, Hà Nội cho biết: “Để thành công trong việc triển khai các dự án TOD, cần phải tập trung đồng thời vào cả khía cạnh pháp lý và thu hút nhà đầu tư. Bằng cách vượt qua những phức tạp của các quy định, đảm bảo các mô hình tài chính minh bạch và xây dựng mối quan hệ hợp tác, nhà nước có thể tạo ra một môi trường thuận lợi cho đầu tư tư nhân và sự thành công dài hạn của dự án”.
Sau một ngày làm việc nghiêm túc, với hai nội dung chính là giải phóng mặt bằng và thu hồi đất để phát triển đường sắt và khu vực TOD, nhiều ý kiến thảo luận từ các chuyên gia, nhà nghiên cứu đã được đại biểu dự hội thảo bàn luận, đi đến nhất trí. Những kỳ vọng về thực tiễn phát triển bền vững cho giao thông công cộng đô thị sẽ tiếp tục được thảo luận, bàn bạc trong phiên họp cuối cùng diễn ra vào sáng mai, với nội dung về “Quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật - công nghệ và quản lý dự án đường sắt đô thị”.
Dự án xây dựng hạ tầng và cải tạo môi trường kênh Tham Lương - Bến Cát - rạch Nước Lên đã phải bổ sung ngân sách khoảng 830 tỷ đồng do tiền đền bù, giải phóng mặt bằng tăng theo khung giá đất vừa được ban hành, nhưng TP.HCM vẫn quyết tâm để dự án sớm về đích, nhanh chóng đưa vào sử dụng, chống lãng phí.
Sáng 22/11, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội tổ chức hội nghị sơ kết 5 năm thi hành Luật Thư viện.
Sáng 22/11, Hội LHPN thành phố đã phát động “Hưởng ứng Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới năm 2024, diễn đàn phụ nữ và nam giới cùng chia sẻ".
Cục Viễn thông,Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết, đến hạn chót là ngày 15/10/2024, các nhà mạng còn 225.000 thuê bao 2G Only chưa chuyển lên 4G. Đến ngày 16/10/2024, những thuê bao 2G Only chưa chuyển lên 4G đã bị khóa hai chiều.
Hội thảo - Triển lãm Ngày An toàn thông tin Việt Nam 2024 vừa diễn ra tại Hà Nội với chủ đề "An toàn thông tin cho hạ tầng dữ liệu và nền tảng số quốc gia".
Hiện nay người dân có thể ngồi ở nhà để đánh giá chất lượng phục vụ của cán bộ thông qua Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính TP.HCM.
0