Phát triển giao thông xanh cần những yếu tố nào?
Tuy nhiên, để thực hiện được giải pháp này, cần thiết phải có lộ trình phù hợp, nhất là đối với việc hạn chế hay chuyển đổi phương tiện cá nhân. Hiện Hà Nội có hơn 2000 xe buýt được trợ giá đang hoạt động, trong đó có 277 xe buýt điện và xe sử dụng nhiên liệu sạch CNG.
Dù mới chiếm 13,6% tổng số phương tiện, nhưng việc sử dụng phương tiện xanh trong vận tải hành khách công cộng đang tích cực góp phần bảo vệ môi trường, dần thay đổi thói quen sử dụng phương tiện cá nhân của người dân.
Bà Nguyễn Thị Minh Nguyệt (quận Đống Đa) chia sẻ: "Sạch môi trường và văn minh hơn, muốn có nhiều nhưng mình còn nghèo quá chưa làm được".
Để phát triển giao thông xanh, mục tiêu cần giải quyết là giảm khí thải từ hoạt động giao thông. Tuy nhiên, với gần 7 triệu mô tô, xe máy, 1,1 triệu ô tô và khoảng 1,2 triệu phương tiện cá nhân từ các địa phương hằng ngày đổ về Hà Nội, đây là bài toán khó.
Do đó, theo các chuyên gia giao thông, cần thiết phải có giải pháp ưu tiên phát triển vận tải công cộng, cùng với kế hoạch chuyển đổi loại hình này sang phương tiện xanh, sử dụng năng lượng sạch.
Bà Trần Thị Phương Thảo, Phó Giám đốc Trung tâm Quản lý và Điều hành Giao thông Hà Nội, cho biết: "Sắp tới chúng tôi sẽ có những phương án, dự án, chuyển đổi năng lượng xanh, chuyển toàn bộ xe buýt hiện nay sử dụng diezel sang nhiên liệu xanh, sạch, như xe buýt điện, xe CNG hoặc các loại khí sạch… Xe sử dụng năng lượng xanh chất lượng vận hành cũng sẽ êm ái hơn so với các xe diezel và nâng cao chất lượng dịch vụ đối với hành khách".
Về phương tiện cá nhân, nhất là xe máy, theo các chuyên gia, khi chưa thể phát triển giao thông xanh hoàn toàn thì vẫn có thể duy trì phương tiện chạy bằng động cơ đốt trong, song phải ở mức độ chất lượng khí thải tốt. Bởi lẽ xe máy không chỉ là phương tiện đi lại hàng ngày, mà còn là kế sinh nhai của người dân nên cần thận trọng trước khi thực hiện hạn chế lưu thông.
Để xanh hóa phương tiện vận tải hành khách công cộng thành công, một trong những yêu cầu bắt buộc là hạ tầng cung cấp năng lượng, nhiên liệu cho xe buýt xanh. Hiện vấn đề này còn rất hạn chế do suất đầu tư lớn, là thách thức không nhỏ với các đơn vị vận tải.
Với xe buýt sử dụng năng lượng xanh, cần cơ chế, chính sách mới phù hợp. Muốn các doanh nghiệp có thể sử dụng đại trà xe buýt điện, hay khí CNG, thành phố cần bảo đảm nguồn cấp điện, xây dựng trạm sạc, tích trữ, cung cấp khí CNG.
Còn hơn một tháng nữa mới đến Tết Ất Tỵ, nhưng sắc đỏ của hoa đào, vàng xanh của cây quất đã bắt đầu xuất hiện tại một số khu chợ của Thủ đô, tạo nên không khí Tết sớm.
Cách đây 10 năm, Bộ Quốc phòng đã thành lập Trung tâm Gìn giữ hòa bình Việt Nam, tiền thân của Cục Gìn giữ hòa bình hiện nay, đánh dấu sự ra đời của lực lượng mũ nồi xanh Việt Nam. Trong đó, Bộ Tư lệnh Thủ đô đã góp phần không nhỏ lan tỏa nét đẹp của người lính Cụ Hồ đến với bạn bè quốc tế.
Về thời tiết dịp Giáng sinh, Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia dự báo Hà Nội và các tỉnh, thành phố miền Bắc phổ biến không mưa, sương mù nhẹ, rét đậm, có nơi rét hại về đêm và sáng, nắng nhẹ về trưa và chiều.
Quân đội nhân dân Việt Nam từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu. Sau 80 năm xây dựng, chiến đấu, chiến thắng và trưởng thành, Quân đội nhân dân Việt Nam ngày càng khẳng định là quân đội anh hùng của dân tộc Việt Nam anh hùng, là niềm tự hào của Đảng, Nhà nước, nhân dân Việt Nam và nhân dân yêu chuộng hòa bình, tự do và công lý trên toàn thế giới.
Suốt 80 năm qua, Quân đội nhân dân Việt Nam thực sự là đội quân cách mạng từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu; luôn luôn là lực lượng chính trị đặc biệt, lực lượng chiến đấu tuyệt đối trung thành, tin cậy và đáng tự hào của Đảng, nhà nước và nhân dân.
Dự Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ công tác năm 2025 của ngành nội vụ trong sáng nay 21/12, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình nhấn mạnh, chúng ta phải lựa chọn được tinh hoa vào trong bộ máy hành chính công, những người thực tâm huyết, có đóng góp, có kinh nghiệm, có bản lĩnh.
0