Phát triển nhà ở xã hội để dân được sống an toàn

Nhu cầu thuê nhà giá rẻ tại các đô thị đang rất lớn, vì vậy, cùng với việc tăng cường quản lý an toàn cháy nổ thì việc xây dựng nhà ở xã hội cần gấp rút được triển khai.

Chung cư mini tại 71C ngõ 236 Đại Từ, phường Đại Kim, quận Hoàng Mai. Hà Nội, là nơi sinh sống của gần 200 nhân khẩu. Tòa nhà cao 8 tầng, 40 hộ dân sinh sống, muốn thoát nạn khi khẩn nguy thì lối đi duy nhất là đi qua nhà của một hộ dân.

Diện tích nhỏ hẹp, giá cả phải chăng, chung cư mini hay nhà trọ dù không đảm bảo an toàn vẫn là lựa chọn tối ưu (thậm chí là duy nhất) của nhiều sinh viên, người lao động có thu nhập trung bình, thấp khi bám trụ tại các đô thị lớn như Hà Nội.

Cần phát triển nhà ở xã hội để người thu nhập thấp được sống ở nơi an toàn.

Nhiều chuyên gia cho rằng cần siết chặt hơn nữa các quy định với nhà ở từ 6 tầng trở xuống, các nhà có diện tích mặt sàn lớn hoặc nhà ở nhưng kết hợp cả kinh doanh. Cần phải có những quy định để phục vụ cho công tác quản lý, kiểm soát và đảm bảo an toàn phòng cháy chữa cháy đối với các công trình nhà ở riêng lẻ.

Song song, là thúc đẩy việc xây dựng nhà ở dành cho người thu nhập thấp để hiện thực hóa mục tiêu đến năm 2050 có một triệu căn nhà ở xã hội.

Bộ Xây dựng đang đề nghị Ngân hàng Nhà nước nghiên cứu gói vay ưu đãi mới cho người mua nhà xã hội với lãi vay thấp hơn 3-5% lãi suất vay thương mại, kỳ hạn vay 10-15 năm. Mức lãi đề xuất này được đưa ra trong bối cảnh gói 120.000 tỷ đồng sau hơn một năm mới giải ngân được chưa tới 1%.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Dự kiến trong tháng 7, bộ tiêu chuẩn về thiết kế các công trình nhà ở nhiều tầng, nhiều căn hộ, trong đó có thiết kế về PCCC sẽ được ban hành.

Hà Nội đặt mục tiêu diện tích nhà ở bình quân đầu người đạt khoảng 32m2 sàn/người và phát triển nhà ở xã hội mới khoảng 2,5 triệu m2 sàn nhà.

Với 29.000 căn hộ xây dựng vi phạm quy hoạch, việc cấp sổ cho người dân sẽ thực hiện song song cùng với xử lý vi phạm của chủ đầu tư.

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa chủ trì cuộc họp cho ý kiến hoàn thiện dự thảo nghị định quy định về điều tra cơ bản đất đai; đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất và hệ thống thông tin đất đai.

Gần 30 năm qua, Thành phố Hà Nội luôn dành sự quan tâm đặc biệt tới quy hoạch hai bên sông Hồng. Đây không chỉ là vấn đề giải quyết bài toán đô thị hóa, mà còn tạo ra động lực lớn để Thủ đô phát triển mạnh mẽ.

Tính đến cuối tuần qua, đã có 19 ngân hàng thương mại tăng lãi suất huy động từ 0,2-0,5%/năm. Nhiều người đang lo ngại lãi suất cho vay liên quan đến xây dựng, bất động sản vì thế sẽ bị tăng theo.