Phát triển nhà ở xã hội là yêu cầu cấp thiết

Phần lớn các dự án bất động sản tại Hà Nội hiện nay là nhà ở thương mại, nhà ở cao cấp với giá được đẩy lên rất cao. Còn phân khúc nhà ở trung bình, nhà ở xã hội thì thiếu hụt trầm trọng.

Theo nghiên cứu của Hội môi giới Bất động sản Việt Nam năm 2023, phân khúc nhà ở bình dân trong tổng nguồn cung căn hộ mở bán trên thị trường bất động sản liên tục sụt giảm, từ mức 30% vào năm 2019 còn 6% vào năm 2023.

Thông tin từ Bộ Xây dựng, năm 2024, tại 2 đô thị lớn là TP. HCM và Hà Nội gần như không có dự án phân khúc căn hộ bình dân, giá dưới 25 triệu đồng/m2. Các dự án phát triển nhà ở hầu hết tập trung ở phân khúc trung cấp và cao cấp đủ điều kiện huy động vốn và giao dịch.

Để khắc phục sự mất cân đối cung - cầu này, vấn đề cấp thiết đối với các đô thị lớn là tập trung tối đa nguồn lực để đẩy mạnh phát triển nhà ở xã hội, đáp ứng nhu cầu ở và phù hợp với thu nhập của đại đa số người dân. Đó cũng là nội dung được chuyên gia kinh tế Đinh Trọng Thịnh chia sẻ tại Diễn đàn “Để thị trường bất động sản trở lại lành mạnh và phát triển” do Đài Hà Nội tổ chức trong tháng 11 vừa qua.

PGS.TS Đinh Trọng Thịnh cho rằng: “Nhà nước phải thay đổi cách thức trong việc phát triển NƠXH, và nắm vai trò chủ đạo trong việc điều tiết, có cơ chế hợp lý, dành nguồn lực đất đai để tổ chức thực hiện phát triển nhà ở xã hội. Có như vậy mới thực hiện được mục tiêu đề ra”.

Hiện tại, việc phát triển nhà ở xã hội đang có nhiều thuận lợi. Luật đất đai, Luật nhà ở và Luật kinh doanh bất động sản có hiệu lực từ tháng 8 vừa qua đã mở rộng các ưu đãi cho doanh nghiệp như: được miễn tiền sử dụng đất, ưu đãi thuế VAT, được dành tối đa 20% quỹ đất để xây dựng nhà ở thương mại, kinh doanh. Nhiều thủ tục cũng được rút gọn khi doanh nghiệp không phải thực hiện thủ tục xác định giá đất, tính tiền sử dụng đất, tiền thuê đất cũng như thủ tục đề nghị miễn.

Với Hà Nội, theo kế hoạch giai đoạn 2026 – 2030 sẽ triển khai khoảng 50 dự án, xây dựng 3,21 triệu m2 sàn, hơn 57.000 căn hộ. Thành phố đang tổ chức thẩm định chủ trương đầu tư, phục vụ đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư đối với 4/5 khu NƠXH tập trung có tổng diện tích sử dụng đất trên 200ha, quy mô xây dựng gần 1 triệu m2 sàn nhà ở, hơn 12.000 căn hộ. Tuy vậy, về chính sách và thủ tục pháp lý vẫn còn những khó khăn cần tháo gỡ.

Ông Bùi Tiến Thành - Trưởng phòng Phát triển đô thị - Sở Xây dựng Hà Nội, cho biết: “Khó khăn nhất vẫn là lựa chọn chủ đầu tư theo hình thức đấu thầu. Thời gian để tìm kiếm chủ đầu tư phù hợp là gần 2 năm. Thủ tục này cần được đẩy mạnh cải cách để rút ngắn thời gian thực hiện dự án”.

Luật Thủ đô năm 2024 được ban hành, cho phép HĐND thành phố quyết định sử dụng ngân sách để đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật khung, hạ tầng xã hội thiết yếu trong các dự án đầu tư xây dựng NƠXH độc lập. Đồng thời sắp xếp, bố trí quĩ đất để xây dựng những khu nhà ở xã hội cho thuê bằng nguồn vốn đầu tư công. Đó là điều kiện thuận lợi để Hà Nội đẩy mạnh phát triển nhà ở xã hội, từng bước cân bằng các phân khúc nhà ở, góp phần kéo giảm giá nhà, để thị trường bất động sản trở lại lành mạnh và đáp ứng nhu cầu của đại bộ phận người dân.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Liên quan đến những dấu hiệu bất thường xảy ra trong cuộc đấu giá 58 thửa đất ở huyện Sóc Sơn, Công an Thành phố Hà Nội đã làm việc với Trung tâm Phát triển quỹ đất huyện để làm rõ những vấn đề liên quan, củng cố hồ sơ xử lý theo quy định của pháp luật.

Bộ Xây dựng đang xin ý kiến các bộ, ngành về dự thảo Nghị quyết về nguồn vốn ưu đãi cho phát triển nhà ở xã hội quy mô khoảng 100.000 tỷ đồng từ phát hành trái phiếu Chính phủ.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ban hành công điện yêu cầu các bộ, ngành, địa phương đẩy mạnh thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Đáng chú ý trong đó có nội dung về lĩnh vực đất đai.

Danh tính người trả giá 30 tỷ/1m2 cho 3 thửa đất ở xã Quang Tiến đã được huyện Sóc Sơn đã được công khai. Hành vi trả giá cao rồi bỏ cuộc trong các cuộc đấu giá gần đây không chỉ khiến nhiều thửa đất đấu giá bất thành mà còn có dấu hiệu thao túng, lũng đoạn để trục lợi trong hoạt động đấu giá đất. Việc xử lý hành vi này liệu có nên chỉ dừng lại ở phạt vi phạm hành chính?

Gần đây, thị trường bất động sản đang chứng kiến sự tăng giá nhà đất một cách bất thường. Một phần nguyên nhân của hiện tượng này đến từ các chiêu trò 'thổi giá' của những môi giới bất động sản. Với các thủ thuật tinh vi, một số nhóm môi giới không chỉ tạo nên cơn sốt đất ảo mà còn đánh lừa người mua về giá trị thực của tài sản.

Thông tin từ Báo Chính phủ, Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai đã ký Quyết định chính thức phê duyệt điều chỉnh cục bộ Quy hoạch chung 1/10.000, đánh dấu bước quyết định trong việc tháo gỡ pháp lý cho dự án Aqua City của Tập đoàn Novaland, vốn đã bị vướng mắc hơn 2 năm qua.