Phát triển nhà ở xã hội, pháp lý là rào cản lớn
Giá nhà đất đang bị đẩy cao phi lý vượt xa mức thu nhập của phần đông người dân. Chính vì vậy, tập trung đầu tư xây dựng nhà ở xã hội được xem là ưu tiên hàng đầu để bình ổn thị trường. Đây là giải pháp được cả cơ quan quản lý và các chuyên gia chỉ ra. Nhưng để thực hiện cần tập trung tháo gỡ những điểm nghẽn liên quan đến đất đai và thủ tục pháp lý.
Ông Trần Văn Tuấn - Đại biểu Quốc hội tỉnh Bắc Giang, cho hay: “Chính sách pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội còn nhiều tồn tại. Do vậy, trên cơ sở báo cáo của đoàn giám sát thì Quốc hội trong thời gian tới sẽ ban hành các văn bản, nghị quyết để góp phần hoàn thiện cho thị trường bất động sản cũng như nhà ở xã hội”.
Ông Trần Hoàng Ngân, Đại biểu Quốc hội thành phố Hồ Chí Minh, nêu quan điểm: “Các dự án bị đóng băng, trùm mền, theo tôi, Quốc hội phải có nghị quyết liên quan đến vấn đề này. Đồng thời cần rà soát lại các dự án, tìm hiểu nguyên nhân để xử lý”.
Theo Hiệp hội bất động sản Việt Nam, giai đoạn 2021 - 2025, nhu cầu nhà ở xã hội ở nước ta là 1,24 triệu căn. Giai đoạn 2025 - 2030 dự báo là 1,16 triệu căn. Tuy nhiên, từ năm 2021 đến nay, kế hoạch chỉ mới đạt 9,5%, tương đương 40.679 căn hộ. Còn về mục tiêu xây dựng 1 triệu căn nhà ở xã hội trong giai đoạn 2021 - 2030, kết quả thực hiện đến nay còn quá thấp, chỉ đạt khoảng 10% kế hoạch.
Giá trúng cao nhất cuộc đấu này được xác lập ở mức hơn 59,3 triệu đồng/m², cao gần gấp đôi so với mặt bằng khu vực. Nhiều người dân làng nghề có nhu cầu thực đã phải ngao ngán bỏ cuộc giữa chừng.
Thành phố Hà Nội hiện đang xem xét phê duyệt chủ trương đầu tư hai dự án nhà ở xã hội tại xã Tiên Dương, huyện Đông Anh. Đây là bước quan trọng trong quá trình lựa chọn chủ đầu tư để có thể khởi công các dự án trong năm 2024.
Hà Nội đã điều chỉnh một ô đất tại quận Đống Đa nhằm giúp tăng thêm nguồn cung cho loại hình văn phòng, khách sạn tại khu vực.
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đỗ Đức Duy vừa đề xuất 6 giải pháp hạn chế tình trạng trả giá cao, tạo sốt ảo trong hoạt động đấu giá đất.
Tại kết luận thanh tra về tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ đất sản xuất kinh doanh sang xây dựng nhà ở tại một số đơn vị doanh nghiệp trực thuộc Bộ Giao thông Vận tải giai đoạn 2011 - 2021, Thanh tra Chính phủ đã chỉ ra các sai phạm tại TP.HCM, Hà Nội, Huế và Nghệ An.
Hai khu "đất vàng" tại số 428 và 430 đường Nguyễn Tất Thành, Quận 4, TP.HCM được hợp tác đầu tư với Trung Thủy Group vừa bị Thanh tra Chính phủ chỉ ra nhiều sai phạm.
0