Phát triển nhân lực cho kinh tế số

Để đào tạo nguồn nhân lực số chất lượng, các trường đại học Việt Nam đang phối hợp chặt chẽ với cộng đồng doanh nghiệp và các tổ chức quốc tế để trang bị cho sinh viên những kiến thức thực tế nhất.

Cuộc thi Kế hoạch kinh doanh số Dbiz 1 dành cho sinh viên năm thứ hai chương trình Kinh doanh số của Viện phát triển Nguồn nhân lực Việt Nam - Nhật Bản (VJCC), trường Đại học Ngoại thương đã giúp các sinh viên áp dụng những kiến thức kinh tế số được học để đề xuất hệ thống số cải thiện chất lượng của doanh nghiệp.

Sinh viên Nguyễn Đức Huy Minh - Chương trình Kinh doanh số - Viện VJCC - Trường Đại học Ngoại thương chia sẻ: "Chúng em đã lựa chọn lĩnh vực Thời trang là khởi điểm và nhận thấy các sản phẩm liên quan đến lĩnh vực truyền thống trong lĩnh vực này ngày càng nhiều hơn. Tuy nhiên, quá trình này mất nhiều thời gian vì họ phải đến các làng nghề để tìm hiểu. Vì vậy chúng em đã nghĩ ra phần mềm có thể số hoá những điều này, giúp họ tiết kiệm thời gian đi lại".

Cuộc thi Kế hoạch kinh doanh số Dbiz 1

Nền kinh tế số của Việt Nam được dự báo sẽ phát triển mạnh mẽ, có thể đạt 74 tỷ USD vào năm 2030. Song mục tiêu này sẽ khó thành hiện thực nếu không giải được bài toán về nguồn nhân lực số. Ông Vũ Lâm - Tổng Giám đốc Công ty Crowe Việt Nam cho rằng nhu cầu số hoá đang là nhu cầu rất cấp thiết, và việc tìm kiếm những người có thể thực hiện được các dự án như vậy là không hề dễ dàng.

Nếu Việt Nam muốn có đủ nhân lực số thì từ nay đến năm 2030, mỗi năm phải đào tạo được khoảng 150.000 nhân lực có trình độ từ cao đẳng trở lên. Đây là bài toán đặt ra với các cơ sở đào tạo.

Nói về Chương trình Kinh doanh số, Giáo sư Hồ Tú - Viện nghiên cứu cao cấp về Toán chia sẻ: "Có thể nói, đây là những chương trình ít ỏi để đem phân tích kinh doanh, dữ liệu, toán học, trí tuệ nhân tạo vào nhằm thấu hiệu hoạt động kinh doanh. Đây là cách làm mới trên thế giới để thay đổi hoạt động kinh doanh."

Đổi mới công tác đào tạo, các trường Đại học của Việt Nam đang cung cấp nguồn nhân lực cho kinh tế số dựa trên xu hướng, nhu cầu phát triển của nền kinh tế Việt Nam, đặc biệt là tiếp cận cách làm hay của thế giới.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Trong báo cáo "Hướng tới 2025", VinaCapital nhận định xuất khẩu của Việt Nam sẽ chậm lại trong năm tới và tăng trưởng nước ta sẽ phụ thuộc các yếu tố bên trong như tiêu dùng, đầu tư công.

Để ngăn chặn “sốt” hàng và giữ giá ổn định dịp cuối năm, Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh đã triển khai kế hoạch dự trữ hàng hóa lớn phục vụ Tết Nguyên đán 2025.

Tại công điện mới ban hành, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu các bộ ngành, địa phương tăng cường kỷ luật, kỷ cương tài chính - ngân sách, quản chặt thu - chi.

Với mục tiêu đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại, kết nối giao thương, góp phần kích cầu tiêu dùng, Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch thành phố Hà Nội (HPA) sẽ tổ chức chương trình "Tháng khuyến mại Hà Nội năm 2024".

Nhằm nâng cao chất lượng, đảm bảo an toàn thực phẩm tại các vùng sản xuất trọng điểm, Chi cục Trồng trọt & Bảo vệ thực vật phối hợp với các cơ quan chức năng, chính quyền địa phương đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao kiến thức, mở rộng diện tích các vùng sản xuất theo tiêu chuẩn VietGap.

Tổng cục Thuế vừa tổ chức nghi lễ kích hoạt chính thức vận hành Cổng thông tin điện tử dành cho hộ cá nhân kinh doanh đăng ký, kê khai, nộp thuế từ thương mại điện tử, kinh doanh trên nền tảng số.