Phát triển xe đạp công cộng, hướng tới giao thông xanh

Chỉ sau hơn ba tháng khai trương dịch vụ, với kiểu dáng trẻ trung, thời trang bắt mắt, hình ảnh xe đạp công cộng len lỏi trên khắp đường phố Thủ đô đang được người dân Thủ đô hào hứng đón nhận. Theo Sở Giao thông vận tải Hà Nội, thời gian tới thành phố sẽ tiếp tục quan tâm phát triển và mở rộng phạm vi hoạt động của loại hình dịch vụ này nhằm góp phần nâng cao hiệu quả và đa dạng hóa lĩnh vực vận tải hành khách công cộng của Thủ đô.

Vừa mới ra mắt cuối tháng 8, nhưng dịch vụ xe đạp công cộng tại Hà Nội đã nhanh chóng thu hút nhiều người sử dụng.

Theo đơn vị vận hành, mặc dù là địa phương thứ sáu có dịch vụ này, sau rất nhiều thành phố lớn khác như thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hải Phòng… song số người sử dụng thường xuyên và hàng ngày lại nhiều hơn cả, và không chỉ tập trung mỗi dịp cuối tuần.

Hiện nay, phần lớn người sử dụng xe đạp hàng ngày là những người đi vé tháng tàu điện

Ông Đỗ Bá Quân - Chủ tịch Công ty CP vận tải số Trí Nam chia sẻ: "Lợi thế của Hà Nội là có metro hoạt động. Nên phần lớn người sử dụng xe đạp hàng ngày là những người đi vé tháng tàu điện. Ba trạm xe đạp đặt gần ga tàu điện luôn quá tải, hết xe trong giờ cao điểm."

Giai đoạn một của dự án hiện mới chỉ có khoảng hơn 600 xe đạp được cung cấp ra thị trường trong số 1000 xe theo dự tính. Thời gian tới, đơn vị cung cấp sẽ tiếp tục bổ sung số xe còn thiếu và cải thiện, nâng cao thời gian sử dụng pin để tạo thuận lợi cho khách. Theo sở GTVT Hà Nội, tiếp sau xe buýt sử dụng khí nén CNG, xe buýt điện, đường sắt đô thị, thành công ban đầu của dịch vụ xe đạp công cộng đang dần khẳng định bước đi đúng hướng của Thủ đô trong quá trình chuyển đổi phương thức vận tải hành khách công cộng theo xu hướng xanh hóa.

Theo các chuyên gia, từ việc người dân hồ hởi đón nhận dịch vụ cho thuê xe đạp công cộng, các cơ quan chức năng cũng cần có một chiến lược xa hơn cho phát triển xe đạp như một phương tiện "xanh". Các cơ quan công chính và doanh nghiệp tại Thủ đô cần đi đầu trong  phong trào hạn chế sử dụng xe máy, ô tô chạy bằng xăng dầu, chuyển sang sử dụng xe đạp, xe buýt chạy bằng năng lượng sạch, tàu điện, xe máy và ô tô điện. Theo định hướng từ nay đến năm 2045 Hà Nội sẽ cơ bản hoàn thiện mạng lưới đường sắt đô thị với tổng cộng 417km trên 10 tuyến. Ngoài ra, sở GTVT cũng đang tổng rà soát toàn bộ mạng lưới xe buýt. Trong tương lai, phần khung "xương sống" chính của vận tải công cộng vẫn là đường sắt đô thị và xe buýt. Bên cạnh đó là hệ thống đường sắt khối lượng nhẹ monorail và buýt nhanh BRT. Khi đó, xe đạp công cộng sẽ là mắt xích quan trọng kết nối, gom khách giữa các loại hình vận tải công cộng này.

Để phát triển xe đạp công cộng có được thành công bước đầu như hiện nay, trong giai đoạn thí điểm thành phố đã hỗ trợ doanh nghiệp miễn phí dịch vụ thuê vỉa hè và ưu tiên bố trí các địa điểm thuận lợi làm trạm đỗ. Theo đó, nhờ các cơ chế đặc thù có thể khuyến khích được các doanh nghiệp đầu tư.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Gần đây, Đài Hà Nội có đề cập tới tình trạng trường Tiểu học Võ Thị Sáu (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) hiện không đảm bảo về cơ sở vật chất và môi trường sư phạm, khi các em học sinh phải học nhờ tại cơ sở tâm linh và học chung khu vực dân cư.

Theo Luật Giao thông Đường bộ, các loại xe như công nông, xe ba bốn bánh tự chế bị cấm lưu hành, sử dụng. Tuy nhiên, thời gian qua, loại phương tiện này vẫn lưu hành khá phổ biến, nhất là tại các xã làng nghề bởi khả năng chở được nhiều hàng, luồn lách trong đường làng ngõ xóm.

Hà Nội có diện tích rừng khá lớn. Để đảm bảo an toàn trong mùa nắng nóng, các cơ quan chức năng đang tăng cường triển khai thực hiện những biện pháp PCCC rừng gắn liền với tình hình thực tế từng địa phương.

Sáng nay (13/05), Thành ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam TP. Hà Nội đã trọng thể tổ chức Lễ kỷ niệm 100 năm Ngày sinh đồng chí Đào Duy Tùng - nhà lãnh đạo cao cấp của Đảng, người chiến sĩ Cộng sản xuất sắc, trung thành, tận tụy, suốt đời chiến đấu vì lý tưởng cách mạng, người con ưu tú của Thủ đô Hà Nội.

Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa ký ban hành Kế hoạch số 143/KH-UBND về thúc đẩy triển khai kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm 2021-2025, đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án, giải ngân kế hoạch đầu tư công năm 2024, năm 2025 và các công trình trọng điểm của thành phố.

Chiều tối ngày 12/5, Hà Nội xảy ra mưa lớn kèm chớp giật. Ghi nhận tại nhiều khu vực lượng mưa đã lên tới 110mm chỉ trong khoảng 1 tiếng.