Phẫu thuật ca gãy xương đùi cho cụ ông 105 tuổi

Các bác sĩ Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 (TWQĐ 108) vừa phẫu thuật thành công ca bệnh gãy xương đùi cho cụ ông 105 tuổi (sinh năm 1917, trú tại Thanh Hóa).
Theo thông tin gia đình cung cấp, trong lúc đang ngồi trên giường, cụ ông không may bị ngã xuống đất. Ngay sau khi phát hiện cụ bị ngã, người nhà đã bế cụ lên giường để cụ nghỉ ngơi. Sau ngã, cụ ông tỉnh, không nôn, sưng nề, đau chói, bất lực vận động đùi phải. Cụ ông được người nhà đưa cấp cứu tại bệnh viện tỉnh, chụp X-quang phát hiện gãy đầu trên xương đùi phải nhưng không chỉ định phẫu thuật do tuổi quá cao. Gia đình liên hệ chuyển cụ ra Bệnh viện TWQĐ 108 điều trị.
Tại Bệnh viện TWQĐ 108, sau khi làm đầy đủ các xét nghiệm cần thiết, bệnh nhân được khám và hội chẩn liên khoa gồm chấn thương chỉnh hình, tim mạch, hô hấp, gây mê và hồi sức. Sau hội chẩn đánh giá toàn trạng, bệnh nhân được điều trị hỗ trợ chuyên khoa và theo dõi trước mổ 3 ngày. Sau đó được tiến hành phẫu thuật kết xương bằng nẹp khóa đầu trên xương đùi với đường mổ tối thiểu.
Cuộc mổ diễn ra trong khoảng 45 phút, kết thúc cuộc phẫu thuật an toàn, bệnh nhân về khoa tỉnh táo.
Hình ảnh chụp X-quang sau phẫu thuật.
Sau 6 ngày điều trị, bệnh nhân ổn định, ăn ngủ tốt, hết đau tại chỗ, ngồi dậy được, vận động khớp háng phải không đau, vết mổ khô ổn định, bệnh nhân đã được xuất viện. 
TS.BS. Nguyễn Viết Ngọc – Khoa Chấn thương Chi trên và Vi phẫu thuật, Viện Chấn thương Chỉnh hình (CTCH), Bệnh viện TWQĐ 108 cho biết, đây là trường hợp người bệnh cao tuổi nhất từ trước đến nay được phẫu thuật kết xương đùi tại viện. Người bệnh cần được chăm sóc tập vận động khớp háng tại giường trong 3 tuần sau mổ, sau đó có thể đứng dậy tập đi và sau 5 tuần có thể vận động và đi lại sinh hoạt bình thường.
Sức khỏe bệnh nhân ổn định và đã xuất viện. (Ảnh: BVCC)
Gần đây, Bệnh viện TWQĐ 108 tiếp nhận nhiều trường hợp người bệnh cao tuổi nhập viện do ngã dẫn đến gãy xương. Ở người cao tuổi sau nhiều năm lao động, làm việc, hệ thống xương khớp đã bị thoái hóa, xương giòn và dễ gãy do thiếu canxi. Chỉ cần một lực tác động nhẹ cũng có thể làm gãy xương và nếu không xử trí và chăm sóc đúng, người bệnh có thể nhanh chóng suy kiệt và chịu nhiều hệ lụy khác làm giảm đáng kể thời gian và chất lượng cuộc sống sau chấn thương .
Gãy xương đùi ở người cao tuổi rất thường gặp do trượt ngã đập mông hoặc hông xuống nền cứng. Tổn thương hay gặp là gãy cổ hoặc gãy liên mấu chuyển, đường gãy xương ngoài khớp do tình trạng loãng xương, thưa xương. Đối với người cao tuổi, thường kèm theo bệnh lý mạn tính (đái tháo đường, tăng huyết áp, bệnh phổi mạn tính… đặc biệt là bệnh lý về tim mạch), nguy cơ tăng nặng các bệnh lý này sau phẫu thuật là khá cao.
Tuy nhiên, nếu bệnh nhân không điều trị kết hợp xương để vận động sớm thì nguy cơ bùng phát hoặc nặng lên của các bệnh lý mạn tính sẵn có cũng sẽ tăng cao, nằm lâu một tư thế còn gây loét điểm tỳ và các biến chứng khác như viêm phổi, viêm đường tiết niệu, suy kiệt… dẫn đến tử vong, thời gian và chất lượng cuộc sống của người bệnh giảm đáng kể.
Đối với gãy liên mấu chuyển xương đùi ở người cao tuổi, khi điều kiện sức khỏe và các điều kiện về y tế cho phép thì việc lựa chọn phẫu thuật kết hợp xương bằng nẹp khoá với đường mổ tối thiểu, cùng sự hỗ trợ của gây mê hồi sức và màn hình tăng sáng sẽ giúp bệnh nhân giảm đau, ngồi dậy và tập vận động sớm tránh những biến chứng do bất động lâu ngày, chất lượng cuộc sống được cải thiện rõ.
Gãy đầu trên xương đùi do ngã ở người cao tuổi là rất thường gặp, điều trị bảo tồn (không mổ) người bệnh đau đớn và gặp nhiều khó khăn trong sinh hoạt, mọi sinh hoạt thường ngày đều phải có người trợ giúp.
"Quan niệm xưa và các cơ sở y tế không đủ khả năng điều tri trị hiện nay cho rằng với người trên 80 tuổi không nên mổ vì mổ sẽ nguy hiểm nên người nhà thường để người bệnh ở nhà điều trị bằng cách đắp lá cây, bó thuốc nam vào vùng bị đau. Người bệnh không những không hết đau mà còn loét điểm tỳ đè, thậm chí loét nhiễm trùng chỗ đắp thuốc, viêm phổi, viêm đường niệu… do nằm lâu và khi đến bệnh viện tuyến Trung ương để điều trị thì đã quá muộn, không còn cơ hội phẫu thuật. Vì vậy khuyến cáo người bệnh nên đến các cơ sở y tế đủ khả năng điều trị phẫu thuật để được khám và điều trị kịp thời" - TS.BS. Ngọc nói thêm.
Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Hôm nay 21/12, tại Quảng trường Cách mạng Tháng Tám, Thủ đô Hà Nội, Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, Trung ương Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam và Hội Nghệ sĩ trẻ Việt Nam tổ chức Lễ mít tinh "Tiếp cận y tế toàn diện - Vì một Việt Nam khỏe mạnh", với sự tham gia của hơn 3.000 thanh niên và người dân Thủ đô.

Ung thư cổ tử cung là loại ung thư phổ biến thứ 3 ở phụ nữ từ 15-44 tuổi. Đó là thông tin được đưa ra tại hội nghị “Nghiên cứu khoa học và chỉ đạo tuyến chuyên ngành Sản - phụ khoa Hà Nội lần thứ 12 năm 2024” do Bệnh viện Phụ sản Hà Nội tổ chức sáng 20/12.

Thứ trưởng Bộ Y tế Lê Đức Luận vừa thông tin về tiến độ của 2 bệnh viện "nghìn tỷ" là Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức và Bệnh viện Bạch Mai cơ sở 2 (Hà Nam).

Bốn nạn nhân nặng trong vụ phóng hoả vừa xảy ra ở quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội, được điều trị chuyên sâu tại Bệnh viện Bạch Mai, sức khoẻ đang tiến triển tốt.

Bệnh viện đa khoa Thanh Trì và Bệnh viện Thanh Nhàn vừa ký kết hợp tác toàn diện trong công tác khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe người dân.

Hôm qua (19/12), Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh tiếp tục khai trương thêm một bệnh viện đa khoa hiện đại điều trị hiếm muộn tại Quận 8, Thành phố Hồ Chí Minh.