Phẫu thuật cho bệnh nhi bị tắc ruột do bã thức ăn

Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức vừa tiến hành phẫu thuật cho một bệnh nhi 8 tuổi (Hà Nội) bị tắc ruột do bã thức ăn. Bệnh nhi nhập viện với biểu hiện đau bụng 4 ngày kèm nôn mửa. Đây là bệnh lý cấp tính nguy hiểm, tuy nhiên bệnh thường khó xác định do dễ nhầm với táo bón hoặc rối loạn tiêu hóa thông thường.

Bác sĩ khám lại cho bệnh nhi sau phẫu thuật. (Ảnh: BVCC)

Mẹ bệnh nhi H.A.K cho biết, cháu K xuất hiện đau bụng trước khi đến bệnh viện 4 ngày, được đưa đi khám tại một bệnh viện tuyến trung ương sau đó chuyển qua một bệnh viện tư tại Hà Nội điều trị nội trú 3 ngày theo dõi nhưng không rõ nguyên nhân. Khi tới Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, cháu K được các bác sĩ thăm khám, chẩn đoán tắc ruột do bã thức ăn. Hình ảnh trên phim chụp cho thấy bã thức ăn di chuyển xuống dưới nhưng bị tắc ở đoạn ruột non cách góc hồi manh tràng 20cm, kích thước 4x2 cm cứng chắc.

Bác sĩ Vũ Hồng Tuân, Khoa Phẫu thuật Nhi và Trẻ sơ sinh, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức đã tiến hành mổ cấp cứu cho bệnh nhi bằng phương pháp mở ruột non lấy bã thức ăn làm xẹp ruột có nội soi hỗ trợ, tuy nhiên mổ nội soi ổ bụng chướng khó can thiệp, chuyển sang mổ mở nhỏ 5cm phát hiện khối bã thức ăn rất cứng chắc ở đoạn cuối hồi tràng. Các bác sĩ đã mở ruột lấy bã thức ăn, khâu lại ruột cho bệnh nhi.

Sau mổ 4 ngày, em K. tiêu hoá lưu tốt, được ăn nhẹ và chăm sóc tại khoa điều trị. Bác sĩ Vũ Hồng Tuân chia sẻ: "Có nhiều nguyên nhân gây tắc ruột non như do nuốt dị vật không thể tiêu hoá được, do bệnh nhibệnh nền về tuỵ gây khó tiêu hoá thức ăn, búi giun gây tắc ruột. Tắc ruột do bã thức ăn ở trẻ em là tình trạng hiếm gặp, trẻ cần được đưa đến các cơ sở y tế có chuyên môn cao và phương tiện kỹ thuật hiện đại để kịp thời được thăm khám và xử lý."

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Kobayashi - hãng dược phẩm có trụ sở tại Osaka, Nhật Bản, đã thu hồi thực phẩm chức năng của hãng khiến hai người tử vong và hơn 100 người nhập viện.

Đang ăn tối tại một nhà hàng tại Đà Nẵng, nhìn thấy người đàn ông đi loạng choạng, gã quỵ xuống đất, mất ý thức, nữ điều dưỡng A9 Bệnh viện Bạch Mai đã kịp thời tiếp cận, ép tim cấp cứu người bệnh. Nhờ nắm bắt được "thời điểm vàng" cô đã cứu sống được vị khách du lịch.

Theo Bộ Y tế, khoảng 70% các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm mới nổi trên người có nguồn gốc từ động vật. Với bệnh lây truyền từ động vật, khó kiểm soát nguồn lây, khó khăn cho công tác phòng, chống và kiểm soát dịch bệnh.

Thời điểm này được xem là “mùa” của thuỷ đậu do vi rút gây bệnh sinh sôi và phát tán nhanh chóng khi độ ẩm trong không khí tăng cao. Tiêm vắc xin thủy đậu là biện pháp phòng bệnh chủ động, hiệu quả, giảm nguy cơ mắc và biến chứng do bệnh gây ra.

Sau ca tử vong do mắc cúm A/H5N1 tại Khánh Hòa, Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) đã có văn bản gửi Giám đốc Sở Y tế tỉnh Khánh Hòa đề nghị tăng cường công tác phòng, chống cúm gia cầm lây sang người.

Kháng thuốc là hậu quả của việc sử dụng kháng sinh bừa bãi. Đây là nỗi sợ hãi của các bác sĩ khi các phác đồ điều trị không đạt hiệu quả.