Phe đối lập Hàn Quốc từng nghĩ thiết quân luật là 'deepfake'

Ngày 5/12, Chủ tịch Đảng đối lập Dân chủ Hàn Quốc Lee Jae Myung chia sẻ với CNN, nói rằng ban đầu ông nghĩ tuyên bố thiết quân luật của Tổng thống Hàn Quốc vào khuya 3/12 là thủ thuật deepfake, tức kỹ thuật sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) để tạo ra những hình ảnh hoặc video giả mạo nhằm lừa đảo hoặc đánh lừa người xem.

Chủ tịch Đảng Dân chủ Hàn Quốc kể lại trong lúc đang nghỉ ngơi sau giờ làm việc ở nhà vào đêm 3/12, vợ ông bất ngờ cho ông xem một video clip trên YouTube.

"Vợ tôi nói Tổng thống Yoon Suk Yeol đang tuyên bố thiết quân luật", ông Lee nói với đài CNN.

"Tôi trả lời rằng đó chỉ là một vụ lừa đảo deepfake. Phải là một vụ deepfake. Không thể nào là sự thực được", Chủ tịch Đảng đối lập trả lời vợ.

"Nhưng sau khi tôi xem video, Tổng thống xác thực là đang tuyên bố tình trạng thiết quân luật, nhưng tôi vẫn nghĩ rằng đó chỉ là một vụ lừa đảo. Chỉ là bịa đặt thôi", theo ông Lee.

Chủ tịch Đảng đối lập Dân chủ Lee Jae Myung.

Ông Lee là đối thủ chính của ông Yoon trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2022 và bản thân ông đối mặt với nhiều rắc rối pháp lý sau khi bị truy tố về các tội danh hình sự.

Trong vòng 1 giờ sau tuyên bố trên truyền hình của Tổng thống Yoon Suk Yeol, ông Lee nhanh chóng rời nhà và thẳng tiến tới tòa nhà Quốc hội ở thủ đô Seoul. Đồng thời, ông gửi tin nhắn cho các thành viên của Đảng Dân chủ trên nhóm Telegram, thúc giục họ đến quốc hội càng nhanh càng tốt.

Mục đích của họ là phải làm sao lập tức thông qua nghị quyết để dỡ bỏ lệnh thiết quân luật vừa được ban hành.

Tuy nhiên, khi đến toà nhà Quốc hội, ông Lee chứng kiến các nghị sĩ Đảng ông bị chặn bên ngoài trong lúc các binh sĩ bắt đầu chặn lối vào tòa nhà chính, còn các trực thăng quân sự quần đảo trên không. Vì thế, ông quyết định vừa trèo tường vào tòa nhà Quốc hội, vừa dùng điện thoại livestream toàn bộ quá trình. Video clip ông chia sẻ hiện nhận được hàng chục triệu lượt xem trên mạng xã hội X.

Tổng cộng có 180 nghị sĩ, đa số đến từ phe đối lập nhưng cũng có nhiều nghị sĩ của Đảng cầm quyền là Quyền lực Nhân dân thành công đi vào quốc hội.

Các nghị sỹ Quốc hội đã thông qua kiến nghị buộc Tổng thống Yoon phải rút lại thiết quân luật vào rạng sáng ngày 5/12.

Tổng thống Yoon trong vòng 24 giờ qua chưa xuất hiện trước công chúng.

Ngày 5/12, Cảnh sát Hàn Quốc đã mở cuộc điều tra về cáo buộc Tổng thống Yoon Suk Yeol phạm tội phản quốc khi ban bố thiết quân luật hôm 3/12.

Theo hãng tin Yonhap, cuộc điều tra được giao cho nhóm điều tra an ninh thuộc Văn phòng Điều tra Quốc gia của Cơ quan Cảnh sát Quốc gia Hàn Quốc sau khi có 2 đơn khiếu nại được đệ trình.

Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol.

Một đơn khiếu nại do Đảng Tái thiết Hàn Quốc đệ trình, trong khi đơn còn lại do một nhóm gồm 59 nhà hoạt động đệ trình.

Các đơn kiện không chỉ cáo buộc Tổng thống Yoon Suk Yeol, mà còn cả cựu Bộ trưởng Quốc phòng Kim Yong Hyun, Tham mưu trưởng Lục quân tướng Park An Su và Bộ trưởng Nội vụ Lee Sang Min về tội phản quốc và các cáo buộc liên quan khác về vai trò của họ trong việc ban hành và sau đó là dỡ bỏ thiết quân luật hôm 3/12.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Trong hàng trăm sắc lệnh mà ông Donald Trump ban hành từ ngày đầu nhậm chức Tổng thống, có một sắc lệnh vắng mặt một cách đáng chú ý, đó là sắc lệnh áp thuế mới đối với Canada và Mexico.

Tổng thống Mỹ Donald Trump vừa một lần nữa rút Mỹ khỏi Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu năm 2015; đưa Mỹ cùng với Iran, Libya và Yemen trở thành những quốc gia nằm ngoài hiệp định trên. Vậy, quyết định này sẽ tác động thế nào tới nỗ lực chống biến đổi khí hậu trên toàn cầu trong tương lai?

Bộ trưởng Ngoại giao Nhóm Bộ Tứ gồm Mỹ, Australia, Ấn Độ và Nhật Bản đã tái cam kết hợp tác mạnh mẽ trong bối cảnh tình hình khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương có nhiều diễn biến phức tạp.

Pháp tiếp tục giữ vững vị trí là điểm đến du lịch được yêu thích nhất thế giới, khi thu hút khoảng 100 triệu du khách trong năm 2024, bất chấp sự cạnh tranh mạnh mẽ từ nhiều quốc gia láng giềng châu Âu.

Vấn đề quyền công dân theo nơi sinh tại Mỹ đang trở thành tâm điểm của cuộc tranh luận pháp lý khi Tổng thống Donald Trump ký một sắc lệnh hành pháp nhằm chấm dứt quyền công dân đối với trẻ em sinh ra trên đất Mỹ từ cha mẹ nhập cư bất hợp pháp.

Một ngày sau khi tuyên thệ nhậm chức nhiệm kỳ hai, Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố sẽ áp thuế hàng hóa nhập khẩu từ hàng loạt đối tác lớn, bao gồm Trung Quốc, Liên minh châu Âu, Mexico và Canada.