Phi công Ukraine hoàn thành khóa huấn luyện F-16 ở Mỹ
Ukraine đã tiến một bước gần hơn tới việc triển khai máy bay chiến đấu F-16 do Mỹ sản xuất chống lại lực lượng Nga sau khi nhóm phi công đầu tiên của nước này hoàn thành chương trình huấn luyện kỹ năng điều khiển F-16 ở bang Arizona.
Theo tờ Politico, một số lượng phi công Ukraine không được tiết lộ đã hoàn thành khóa học tại Đội Vệ binh Quốc gia Không quân Arizona ở Tucson. Người phát ngôn nhánh không quân thuộc lực lượng Vệ binh Quốc gia Mỹ Erin Hannigan cho biết, việc nhóm phi công Ukraine đầu tiên tốt nghiệp đánh dấu “bước quan trọng đầu tiên hướng tới việc đưa các máy bay chiến đấu hiện đại do Mỹ sản xuất xuất hiện trên bầu trời Ukraine”.
Các phi công hiện đang tới châu Âu để được đào tạo bổ sung, Politico dẫn lời một nguồn tin cho biết thêm. Na Uy, Đan Mạch, Bỉ và Hà Lan đã cam kết cung cấp cho Kiev tổng cộng 60 chiếc F-16 để hỗ trợ nước này trong cuộc xung đột với Nga.
Phiên bản F-16A đầu tiên được đưa vào sử dụng trong Không quân Mỹ vào năm 1980. Một số quan chức Ukraine đã ca ngợi loại máy bay này như một sự thúc đẩy lớn tiềm năng cho khả năng quân sự của đất nước. Tuy nhiên, Politico đưa tin vào tháng trước rằng Nga đã chuẩn bị các biện pháp đối phó.
Bộ trưởng Không quân Mỹ Frank Kendall hồi năm ngoái cảnh báo rằng F-16 sẽ không phải là “nhân tố thay đổi cuộc chơi đáng kể” trong cuộc xung đột ở Ukraine.
Thủ tướng Đan Mạch Mette Frederiksen cho biết các máy bay chiến đấu do Mỹ sản xuất sẽ bắt đầu đến Ukraine trong những tháng tới, lô đầu tiên gồm 5 chiếc.
Tổng thống Mỹ Joe Biden ban đầu từ chối cho phép chuyển giao F-16 cho Ukraine với lý do có khả năng gây ra xung đột rộng hơn với Nga. Ông đã nhượng bộ vào năm ngoái, đồng ý cho phép đào tạo phi công Ukraine và tài trợ máy bay phản lực cho các đồng minh châu Âu.
Moscow cảnh báo rằng các chuyến hàng vũ khí của phương Tây chỉ kéo dài chứ không thể ảnh hưởng đến kết quả cuộc xung đột. Tổng thống Nga Vladimir Putin hồi tháng 3 cho biết bất kỳ chiếc F-16 nào cung cấp cho Kiev sẽ bị lực lượng Moscow bắn hạ, đồng thời lưu ý rằng Moscow sẽ tính đến khả năng khả năng mang vũ khí hạt nhân của loại máy bay này.
“Tất nhiên, nếu chúng được sử dụng từ sân bay của các nước thứ ba, chúng sẽ trở thành mục tiêu hợp pháp của chúng tôi, bất kể chúng ở đâu”, ông Putin khẳng định.
Trái với phản ứng gay gắt của chính giới Israel cùng nhiều quốc gia đồng minh, nhiều quốc gia khu vực đã yêu cầu các bên nghiêm túc tuân thủ lệnh bắt giữ Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu do Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC) ban hành.
Ngay sau khi Tòa Hình sự Quốc tế (ICC) ban bố lệnh bắt giữ Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu và cựu Bộ trưởng Quốc phòng Yoav Gallant với cáo buộc phạm tội ác chiến tranh, tội ác chống lại loài người ở dải Gaza, giới chức Israel đã lập tức lên tiếng phản đối và chỉ trích gay gắt động thái của ICC.
Tổng thống Nga Vladimir Putin đã xuất hiện trong một video, tuyên bố Moscow đã tấn công một cơ sở quân sự của Ukraine bằng tên lửa đạn đạo liên lục địa siêu vượt âm tầm trung.
Thủ tướng Liban Najib Mikati cho biết quân đội nước này đang chuẩn bị tăng cường sự hiện diện quân sự ở miền Nam Liban, trong bối cảnh xung đột giữa Phong trào Hồi giáo Hezbollah và Israel chưa có dấu hiệu hạ nhiệt.
Ứng viên cho vị trí Bộ trưởng Tư pháp Mỹ, cựu Hạ nghị sỹ Matt Gaetz tuyên bố rút lui khỏi đề cử của Tổng thống đắc cử Donald Trump.
Trong thời gian rất ngắn, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã liên tiếp có những quyết sách làm thay đổi căn bản mức độ và phạm vi Mỹ can dự gián tiếp vào cuộc chiến giữa Nga và Ukraine.
0