Phía sau của những tấm huy chương

Sau khi giải nghệ, nhiều vận động viên Việt Nam lại đối mặt với một bài toán khó: tìm kiếm hướng đi mới cho cuộc sống của mình.

Đón ánh hào quang

Những vận động viên Việt Nam đã ghi dấu ấn đậm nét trong lịch sử thể thao quốc tế bằng những thành tích rực rỡ và đầy tự hào. Từ những tấm huy chương vàng tại các kỳ SEA Games, ASIAD, cho đến những chiến thắng ấn tượng tại đấu trường Olympic. Mỗi chiến thắng của họ không chỉ là thành quả cá nhân mà còn là món quà quý giá dành tặng cho Tổ quốc, góp phần làm rạng danh màu cờ sắc áo Việt Nam trên bản đồ thể thao thế giới.

Tuy nhiên, sau khi giải nghệ, nhiều vận động viên Việt Nam lại đối mặt với một bài toán khó: tìm kiếm hướng đi mới cho cuộc sống của mình.

''Tượng đài điền kinh'' Vũ Bích Hường

Vũ Bích Hường (sinh năm 1969) - cái tên đã đi vào lịch sử với tư cách là vận động viên điền kinh đầu tiên của Việt Nam đoạt Huy chương Vàng tại SEA Games. Chị từng đoạt Huy chương Vàng 100m rào tại Giải vô địch quốc gia năm 1992. Một năm sau, trong lần đầu tiên tham dự SEA Games, chị giành Huy chương Đồng.

Đỉnh cao của Vũ Bích Hường là SEA Games 1995 với tấm Huy chương Vàng giành được năm đó đã đưa điền kinh Việt Nam sang trang mới tại SEA Games.

Năm 2015, chị Hường bị gãy đốt sống cổ số 4 -5 vì tai nạn giao thông, dây thần kinh bị chèn ép khiến chân trái teo liệt. Vụ tai nạn khiến chị trở thành một người làm gì cũng phải... bò, trườn. Nhưng vượt qua mọi khó khăn, nỗ lực điều trị, nữ vận động viên ngày nào giờ đây đã trở thành huấn luyện viên điền kinh.

Cựu tiền đạo Bùi Tuyết Mai: Hình mẫu của cầu thủ nữ

Bùi Tuyết Mai từng là một trong những cái tên được nhắc đến nhiều nhất trên hàng công của đội tuyển bóng đá nữ Việt Nam những năm 2004-2007. Tại ASIAD 15 năm 2006, Tuyết Mai là người ghi cả 2 bàn thắng cho đội tuyển Việt Nam trong các trận gặp Hàn Quốc và Đài Loan Trung Quốc.

Tại vòng loại thứ hai Olympic Bắc Kinh 2008, 6 bàn thắng của Tuyết Mai ghi được chính là hai cú hat-trick liên tiếp ở các trận đội tuyển Việt Nam thắng Maldives và Singapore. Nữ cầu thủ từng nhận Quả bóng Đồng Việt Nam 2007.

Không chỉ nổi tiếng khi còn thi đấu trong màu áo CLB Hà Nội và tuyển Việt Nam, Tuyết Mai còn được các cầu thủ nữ nể phục, khi cô thành đạt trong kinh doanh, là MC có tiếng của một kênh truyền hình cáp.

Cô gái vàng Wushu Nguyễn Thúy Hiền

VĐV Nguyễn Thúy Hiền sinh năm 1979 tại Gia Lâm, Hà Nội. Năm 1993, Nguyễn Thúy Hiền mang về chiếc Huy chương Vàng Giải vô địch Wushu thế giới đầu tiên cho Việt Nam khi mới tròn 14 tuổi và chỉ sau chưa đầy một năm làm quen với Wushu.

Nguyễn Thúy Hiền đã luôn là niềm hy vọng vàng cho đoàn thể thao Việt Nam tại các kỳ SEA Games, ASIAD, Giải vô địch Wushu Đông Nam Á, châu Á hay Thế giới trong suốt một thời tuổi trẻ tập luyện và thi đấu. Ánh mắt, nét mặt, động tác dứt khoát, sự kiên định và cố gắng không mệt mỏi là lý do giúp Thúy Hiền liên tục là trụ cột của đội Wushu trong nhiều năm.

Từ năm 2005 cô đã nghỉ thi đấu và trở thành huấn luyện viên, trọng tài môn Wushu cho Sở Thể dục Thể thao Hà Nội. 7 lần vô địch thế giới, sở hữu hàng loạt các Huy chương Vàng châu lục và khu vực, Nguyễn Thúy Hiền là "tượng đài", cho tới tận thời điểm này, sau gần 30 năm vẫn chưa có vận động viên nào vượt qua được.

Cô gái vàng Wushu Nguyễn Thúy Hiền.

“Nữ hoàng chân đất” Trần Thị Soa: Đã thi là gặt… Vàng

Sinh ra trong gia đình nghèo khó, mẹ lại mất sớm, bà Trần Thị Soa (sinh năm 1953) tất tả mưu sinh ngay từ nhỏ. Năm 1972, bà đi thanh niên xung phong ở Tổng đội 40. Từ đây, người phụ nữ với thân hình rắn chắc này bén duyên với môn chạy. Năm 1973, Trần Thị Soa về thứ 15 toàn quốc nhưng từ năm 1974 đến 1980, bà toàn về nhất ở ba cự ly 800m, 1.000m và 3.000m.

Là nhà vô địch tuyệt đối ở các cự ly mình tham gia, Trần Thị Soa là cái tên vang danh, khiến mọi đối thủ khiếp sợ trong suốt thời gian dài. Thành quả xứng đáng cho những ngày tháng miệt mài tập luyện là tấm vé dự Olympic 1980 tại Moskva (Nga).

Khi hào quang qua đi

Từng đem về những vinh quang cho đất nước, nhưng những vận động viên đã gặp không ít khó khăn khi bước ra từ những giải đấu, sau khi ánh hào quang của sự nghiệp thể thao vụt tắt.

Sau nhiều năm hi sinh tuổi thanh xuân, cống hiến cho thể thao nước nhà, nhiều người vẫn đang phải loay hoay mưu sinh khi trở về với cuộc sống đời thường.

Khuôn mặt khắc khổ, màu da rám nắng không ai nghĩ sau khi giải nghệ, nữ kiện tướng thể thao một thời Trần Thị Soa đã từng phải làm tạp vụ cho CLB bóng đá Sông Lam Nghệ An.

Hiện sức khỏe bà đã yếu, nhiều bệnh như dạ dày, đau tay chân,... Lương hưu là chế độ duy nhất mà bà Soa được trợ cấp hàng tháng. Nữ kiện tướng lừng danh một thời đã chìm vào dấu lặng của đời thường, vất vả vì một cuộc sống mưu sinh.

Nữ VĐV Trần Thị Soa hiện sức khỏe đã yếu, nhiều bệnh nền và cuộc sống chỉ trông chờ vào lương hưu.

Vận động viên quốc tế sau khi giải nghệ

Trong khi nhiều người chỉ mới đặt chân đến con đường sự nghiệp mong muốn ở độ tuổi 30, thì đối với các vận động viên (VĐV) chuyên nghiệp, đã đến lúc họ phải suy nghĩ về “sự nghiệp sau khi giải nghệ” của mình.

Không giống như những ngành nghề khác, tuổi nghề của các vận động viên thường khá ngắn ngủi, đặc biệt là những môn thể thao thành tích cao. Nếu không gặp chấn thương nặng đến mức phải từ giã sự nghiệp sớm, tuổi nghề vận động viên thể thao đỉnh cao vào khoảng 28 tuổi. Ở độ tuổi lưng chừng không quá già mà cũng không còn trẻ này, các vận động viên sẽ phải tìm một phương án khác để lo cho cuộc sống sau khi giải nghệ.

Không ít vận động viên sau khi giải nghệ lựa chọn làm những công việc không liên quan đến những kỹ năng thể thao mà họ từng được huấn luyện. May mắn thay, quá trình luyện tập thể thao thường đem lại cho các vận động viên tính kỷ luật, kiên định. Họ đã giành nhiều năm phấn đấu để đạt đến sự hoàn hảo và thành tích, là những cá nhân có động lực lớn.

Đối với các vận động viên (VĐV) chuyên nghiệp, đã đến lúc họ phải suy nghĩ về “sự nghiệp sau khi giải nghệ” của mình.

Tất cả những đặc điểm trên tạo nên bước khởi đầu thuận lợi trong sự nghiệp bán hàng - con đường mà nhiều vận động viên lựa chọn sau khi nghỉ hưu. Theo dữ liệu do LinkedIn thu thập, 27% vận động viên thể thao chuyên nghiệp đã chuyển sang công việc bán hàng sau khi nghỉ hưu trong giai đoạn từ năm 2018 đến năm 2022.

Một số ít khác thành công hơn thì tiết kiệm trong sự nghiệp thể thao của mình để mở một doanh nghiệp riêng, sử dụng những kỹ năng sẵn có, bắt đầu lại với tư cách là doanh nhân hoặc nhà đầu tư. Ngoài ra, nhiều người cũng chọn sử dụng các kỹ năng đã rèn luyện áp dụng trong lĩnh vực phát thanh truyền hình, phân tích thể thao hay quản lý mạng xã hội.

Trong khi đó, nhiều vận động viên sau khi giải nghệ lựa chọn công việc huấn luyện viên với mong muốn truyền lại kiến thức của mình cho thế hệ kế cận. Chỉ cần trải qua một vài khóa đào tạo, các vận động viên hoàn toàn có thể trở thành một huấn luyện viên chuyên nghiệp, một nhà vật lý trị liệu hoặc chuyên gia dinh dưỡng. Đa số các vận động viên còn lại sẽ lựa chọn con đường học vấn sau khi giải nghệ, nhằm nâng cao kiến thức và phát triển các kỹ năng mới. Điều này mở ra nhiều cơ hội cho những ai muốn dấn thân vào một lĩnh vực hoàn toàn mới hoặc ở lại trong ngành thể thao để phát triển ở các vị trí công việc liên quan.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Tại vòng 1/8 Futsal World Cup 2024, trận đấu giữa Iran và Morocco đã diễn ra đầy kịch tính. Mặc dù sớm có bàn thắng dẫn trước nhưng sau đó Iran phải nhận tới 4 bàn thua đến từ Morocco ngay trong hiệp 1.

Tại bảng B giải ASEAN Club Championship Shopee Cup 2024/25, trên sân Buriram Stadium, CLB Buriram United đã giành chiến thắng 7-0 trước đối thủ Kaya FC đến từ Philippines.

ĐT futsal nữ Việt Nam gặp Trung Quốc tại giải giao hữu Women’s Futsal Championship và dành thắng lợi 3-0.

CLB Công an Hà Nội đã có cuộc tiếp đón đại diện đến từ Singapore - Lion City Sailors trên sân nhà trong khuôn khổ bảng B giải vô địch các CLB Đông Nam Á 2024-2025 và thắng tới 5 bàn.

Truyền thông Tây Ban Nha cho biết Wojciech Szczesny, cựu thủ thành của Juventus, đã đạt thỏa thuận gia nhập CLB Barcelona dưới dạng chuyển nhượng tự do.

Theo HLV trưởng CLB Công an Hà Nội Mano Polking, bộ đôi trung vệ Trần Đình Trọng và Bùi Hoàng Việt Anh sẽ vắng mặt trong đợt tập trung đội tuyển quốc gia tháng 10 tới đây vì chấn thương.