Phía sau mặt phố cổ

Khu phố cổ Hà Nội luôn ồn ào, náo nhiệt, mang đến nhiều màu sắc cho cuộc sống của người dân nơi đây. Thế nhưng phía sau sự ồn ào ở mặt phố, một nhịp sống khác biệt lại đang tiếp diễn trong những con ngõ nhỏ, nơi cuộc sống bình dị vẫn đang được duy trì bởi những người Hà Nội cũ.
Ngôi biệt thự gần trăm năm tuổi

Ngôi biệt thự gần trăm năm tuổi nằm trong một con ngõ nhỏ trên phố Hàng Bè này, có khoảng sân với cây cối xanh mát, vừa là đường đi lại, và cũng là nơi sinh hoạt chung của các hộ gia đình.

Khu phố cổ Hà Nội luôn ồn ào, náo nhiệt

Sáng nào bà Lê Thanh Thủy – Phố Hàng Bè – Quận Hoàn Kiếm cũng ra chợ từ sớm, mua thức ăn để nấu bữa trưa và bữa tối cho cả nhà.

Bà nấu bữa trưa và bữa tối cho cả nhà
Bà Tâm là hàng xóm sống trong căn phòng ở góc sân sau của nhà bà Thủy.

Vì căn nhà khá chật, bà tận dụng khoảnh sân nhỏ trước cửa làm khu phụ cho gia đình. Tuy sống trong căn biệt thự rộng rãi, nhưng nhà bà Thủy vẫn theo lối xưa là nấu ăn tại khu bếp riêng, nằm ở sân sau nhà. Vì nghỉ hưu đã lâu, bà Thủy dành thời gian rảnh rỗi để chăm sóc nhà cửa, cũng như nấu các bữa cơm đầm ấm cho gia đình.

Căn biệt thự cổ này lúc trước có một phần nhà là lớp học tạm thời của khá nhiều người dân sống cùng phố. Mỗi khi, họ tới đây chơi, đều tranh thủ ngắm nghía và nhắc về kỷ niệm thời học trò.

Con phố cổ
Phố Hàng Bè

Đi thăm hỏi nhà có người ốm là nét văn hóa của nhiều người dân Hà Nội, nhất là với những người dân phố cổ đã quen biết nhau nhiều năm.

Tầm trưa, lối vào của một con ngõ nhỏ trên phố Hàng Bè trở nên nhộn nhịp hơn. Những quán hàng bán buổi sáng được dọn vào, xếp gọn gàng trong những góc nhỏ.

Nhà làm hàng bán buổi trưa thì lại bắt đầu vào việc

Còn những nhà làm hàng bán buổi trưa thì lại bắt đầu vào việc. Tuy không gian quán ăn khá bé nhỏ, lại nằm trong ngõ, nhưng cũng là nơi dem lại nguồn thu nhập tốt cho gia đình nhà ông Nguyễn Văn Hùng.

Căn biệt thự của bà Thủy luôn yên tĩnh và xanh mát

Tách biệt với những ồn ào nơi mặt phố, căn biệt thự của bà Thủy luôn yên tĩnh và xanh mát. Đây cũng là căn biệt thự hiếm hoi giữa lòng phố cổ vẫn còn được giữ lại khá nguyên vẹn. Và cũng là nơi anh chị em bà Thủy đã được sinh ra và chứng kiến biết bao thăng trầm của Hà Nội.

Phía sau mặt phố, nằm sâu trong những con ngõ nhỏ, dù là ở căn phòng chật hẹp hay biệt thự rộng rãi, dù ở không gian nhộn nhịp, sôi động, hay tĩnh lặng, bình yên, thì  đều mang đến cho cuộc sống của người dân khu phố cổ một sức sống riêng, không dễ gì trộn lẫn, dẫu thời gian có đổi thay.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Từ những bó hoa tươi có mặt vào những dịp lễ đặc biệt, những khoảnh khắc đáng nhớ, qua bàn tay khéo léo đã trở thành sản phẩm hộp hoa khô, khung ảnh hay đèn hoa... để kỷ niệm được lưu giữ.

Bảo tàng Sinh học, Đại học Tổng hợp (nay là Trường Đại học Khoa học Tự nhiên) được thành lập năm 1926. Đây là Bảo tàng Sinh học đầu tiên của Đông Dương. Trong dịp Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024, lần đầu tiên, Bảo tàng đặc biệt này mở cửa cho người dân tham quan.

Sau cơn bão Yagi tàn phá, những cánh đồng ở xã Lệ Chi, Gia Lâm, Hà Nội, đã hồi sinh với vẻ đẹp tràn đầy sức sống.

Không phải ngẫu nhiên mà Hà Nội được gọi là đất Kẻ Chợ. Theo các ghi chép lịch sử, thành Đại La từ xưa là một khu chợ của cả lưu vực sông Hồng, vậy nên người dân khắp nơi đổ về đây trước hết là để buôn bán, dần dần về sau, họ lập thành các phường nghề, rồi làng nghề và hình thành nên các con phố "hàng" trên mảnh đất Kinh kỳ.

Bà con tại xã Dương Liễu, Hoài Đức, Hà Nội tất bật với công việc làm miến rong để chuẩn bị cho nhu cầu thực phẩm ngày Tết của người dân, công việc làm miến dù vất vả nhưng đã trở thành nhịp sống quen thuộc của người dân nơi đây.

Chè là một món ăn quen thuộc của người Hà Nội. Với mỗi mùa, Hà Nội lại có những món chè khác nhau mang đặc trưng riêng. Dù hiện nay có rất nhiều loại chè được biến tấu đủ mọi hương vị, thế nhưng quán chè Trường Thao nằm trong con ngõ nhỏ ở Phố Huế vẫn lưu giữ hương vị chè truyền thống trong suốt 50 năm qua.