Phiên đấu thầu vàng chưa mang lại kết quả như kỳ vọng

Do không có đủ số lượng thành viên đăng ký dự thầu nên các phiên đấu thầu vàng miếng của Ngân hàng Nhà nước liên tục bị huỷ bỏ.

Sau 11 năm, từ năm 2013, Ngân hàng Nhà nước mở lại phiên đấu thầu vàng miếng. Đây là bước đi chiến lược trong nhóm giải pháp quản lý thị trường vàng hiệu quả, ổn định, nhằm tăng cung vàng miếng trên thị trường. Tuy nhiên, thực tế triển khai, các phiên đấu đấu thầu có vẻ vẫn chưa mang lại kết quả như kỳ vọng. 

Doanh nghiệp đang không mặn mà với việc Ngân hàng Nhà nước đấu thầu vàng miếng hay họ đang chậm lại để chờ đợi và nghe ngóng? Dù nguyên nhân là gì thì theo các chuyên gia, để giảm chênh lệch cao giữa giá vàng trong nước và giá vàng thế giới, việc Ngân hàng Nhà nước đưa ra giải pháp tổ chức đấu thầu để tăng cung vàng miếng trên thị trường là giải pháp hợp lý.

Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp cho biết họ khá bất ngờ khi mức già sàn tại phiên đấu thầu là 81,32 triệu đồng/lượng, cao hơn mức giá thông báo trước đó là 80,7 triệu đồng. Theo các chuyên gia, NHNN cần xem lại mức giá sao cho thấp hơn mức giá trên thị trường và khối lượng đặt thầu tối thiểu sát với nhu cầu, khả năng thực tế của các doanh nghiệp.

Dự đoán về động thái tiếp theo của Ngân hàng Nhà nước, các chuyên gia cho rằng cơ quan quản lý có thể dời lại việc đấu thầu nhiều lần tới thời điểm nào phù hợp với diễn biến của thị trường. Việc tăng cung vàng miếng ra thị trường sẽ làm giảm “cơn sốt” hiện tại. Tuy nhiên, giá vàng còn biến động trước những nguy cơ cao như xung đột địa chính trị và chiến sự đang diễn ra tại Ukraine, hay diễn biến bầu cử tại Mỹ.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Theo kết phân loại thị trường định kỳ công bố vào sáng nay 21/6, MSCI vẫn chưa thêm Việt Nam vào danh sách xem xét nâng hạng từ thị trường cận biên lên thị trường mới nổi.

Đến giữa tháng 6, VietinBank đang có tốc độ tăng tín dụng cao nhất trong nhóm ngân hàng có vốn nhà nước, tăng 4,9% so với cuối năm trước.

Theo dữ liệu mới được Ngân hàng Nhà nước công bố, đến cuối tháng 3/2024, lượng tiền dân cư và doanh nghiệp gửi vào ngân hàng tiếp tục tăng.

Giá dịch vụ vận tải container từ châu Á đến châu Âu tăng từ 11-14%, cùng với nguy cơ thiếu container rỗng khiến không ít doanh nghiệp rơi vào tình thế “trở tay không kịp”.

Theo các chuyên gia, để đạt mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào năm 2030, Việt Nam cần có thêm các chính sách và gói tín dụng cho doanh nghiệp để đầu tư sản xuất bền vững, trung hòa carbon.

Kim ngạch xuất khẩu dệt may 6 tháng qua của Việt Nam đã tăng 5% so với cùng kỳ năm trước, vượt qua Trung Quốc và đứng đầu về tốc độ tăng trưởng trong ba quốc gia xuất khẩu dệt may lớn nhất thế giới.