Phiên giao dịch với thanh khoản thấp nhất trong vòng 4 năm
Phiên giao dịch 9/1 của thị trường chứng khoán Việt Nam là một phiên giao dịch buồn, không phải bởi VnIndex giảm mất 5 điểm, mà bởi hai thông số chính: thứ nhất, tổng giá trị giao dịch trên sàn HoSE, cả khớp lệnh và thỏa thuận, chỉ ở mức 7.500 tỷ đồng, là mức thấp nhất trong vòng 4 năm; thứ hai, khối ngoại lại bán ròng, với giá trị bán ròng 442 tỷ đồng.
Suốt 3 quý cuối năm, VnIndex đã dùng dằng quanh mức 1.300 mà không bứt phá được. Cũng trong 3 quý cuối năm, thị trường đã xóa sạch thành tích đã lập được trong quý đầu năm. Đóng cửa, VnIndex chỉ tăng 12,11%, thấp hơn mức tăng của riêng quý I.
Chỉ tiêu đáng lo ngại hơn nữa là tổng giá trị bán ròng của khối ngoại năm 2024 đã đạt trên 94.000 tỷ đồng, là mức cao nhất trong một năm trong suốt lịch sử 24 năm của thị trường chứng khoán Việt Nam.
Điều này khiến nhà đầu tư bước sang năm 2025 nhưng vẫn chưa hết lo ngại, khi diễn biến trong suốt một tuần qua là tương đối ảm đạm. VnIndex giảm 21 điểm trong tuần đầu tiên của năm, và khối ngoại thì bán ròng trong 5 phiên trên tổng số 6 phiên.
Nói về kỷ luật, nhà đầu tư chặt chẽ theo đuổi nguyên tắc đầu tư của mình ngay từ đầu nhằm giảm rủi ro. Kỷ luật quan trọng nhất là cắt lỗ và chốt lãi. Để thực hiện được điều này, nhà đầu tư cần có tâm lý thực sự vững vàng. Hãy tin rằng những dự đoán cảm tính của mình sẽ có xác suất đúng rất thấp. Bởi thị trường không nằm trong tay ai cả.
Thứ hai, khi đầu tư, nếu có tầm nhìn dài hạn, nhà đầu tư cần nghiên cứu kỹ doanh nghiệp. Nghiên cứu đó không chỉ nhằm vào tình hình tài chính, triển vọng cổ tức, lợi nhuận… của doanh nghiệp, mà nên xếp vào bối cảnh vĩ mô, ngành nghề hoạt động của doanh nghiệp có thực sự thuận lợi hay không?
Ví dụ những ngành nghề liên quan đến đầu tư công, có thể được hưởng lợi nhờ chính sách thúc đẩy đầu tư công, thúc đẩy tăng trưởng GDP, mà đầu tư công là một yếu tố đáng kể. Hay ngành dệt may, có thể có lợi khi ngành dệt may Bangladesh, đối thủ chính của Việt Nam vẫn chưa phục hồi. Trong khi Mỹ, khách hàng lớn nhất của ông lớn dệt may Trung Quốc có thể cản trở nhập khẩu từ nước này, tạo dư địa thị trường xuất khẩu cho Việt Nam.
Mới đây, Quỹ đầu tư SGI Capital vừa đưa ra báo cáo về chiến lược đầu tư năm 2025. Khác với các quỹ đầu tư và các công ty chứng khoán vẫn lạc quan khi dự đoán về tương lai, SGI Capital đưa ra góc nhìn tương đối thận trọng. Họ cho rằng mối bận tâm lớn nhất của thị trường chứng khoán trong năm 2025 là áp lực bán ròng từ khối ngoại. Năm 2024, chính áp lực này khiến VnIndex không thể bật khỏi mốc 1.300 điểm. 5 năm gần đây, thì có 4 năm khối ngoại bán ròng.
SGI Capital cho rằng thực tế các chỉ số về định giá, thị trường Việt Nam không quá hấp dẫn so với các nước xung quanh để khối ngoại có thể mua ròng trở lại. Đặc biệt là trong bối cảnh áp lực tỷ giá vẫn còn hiện hữu, khi dự trữ ngoại hối chỉ còn khoảng 11 tuần nhập khẩu, là thấp hơn mức khuyến nghị tối thiểu 14 tuần của Quỹ tiền tệ Quốc tế IMF.
Dù thị trường biến động thế nào, trừ khi thiên tai địch họa thôi, còn lại vẫn luôn có những người chiến thắng. SGI khuyến nghị nhà đầu tư hãy ưu tiên bảo toàn vốn trong bối cảnh này, chuẩn bị tốt sức mua, để chờ những cơ hội thị trường có thể mang tới trong năm nay. Điều chúng ta cần làm là luôn ở tâm thế sẵn sàng.
Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện tại Việt Nam năm 2024 ước đạt trên 25,3 tỷ đô la Mỹ, tăng 9,4% so với năm trước và đạt mức cao nhất từ trước đến nay.
Ngày 10/1, giá vàng trong nước tiếp tục duy trì đà tăng mạnh, với giá vàng miếng và vàng nhẫn được điều chỉnh tăng từ 200.000 đến 500.000 đồng.
Ngành thuế sẽ lập danh sách người nổi tiếng có doanh thu lớn từ livestream, tiếp thị liên kết thương mại điện tử để phân loại rủi ro và kiểm tra việc chấp hành thuế trong năm 2025.
Phát triển nhà ở xã hội là một trong những mục tiêu lớn của các doanh nghiệp xây dựng trong bối cảnh hiện nay, trong đó, Tổng công ty đầu tư và phát triển hạ tầng đô thị UDIC là đơn vị luôn tiên phong trong lĩnh vực này.
Năm 2024, UDIC đạt doanh thu hơn 7.000 tỷ đồng, bằng 104,2% kế hoạch; nộp ngân sách Nhà nước 450 tỷ đồng; thu nhập bình quân của người lao động đạt 9,2 triệu đồng/người/tháng.
Khảo sát của Diễn đàn Kinh tế Thế giới với hàng trăm doanh nghiệp lớn cho thấy trong 5 năm tới, nhiều việc làm có thể bị cắt giảm vì trí tuệ nhân tạo AI.
0