Phim hoạt hình Việt Nam thích ứng với công nghệ số

Sự bùng nổ của công nghệ đang trở thành công cụ đắc lực hỗ trợ mọi hoạt động của đời sống xã hội, trong đó có sản xuất phim hoạt hình. Hiện nay, cả nước có khoảng hơn 200 công ty, studio lớn nhỏ có thể tham gia vào hoạt động sản xuất phim hoạt hình ở các mức độ khác nhau. Thời gian qua, không thể phủ nhận một số phim hoạt hình của Việt Nam đã có sự đầu tư chỉn chu về mặt nội dung, truyền tải nhiều thông điệp ý nghĩa và nâng cấp về công nghệ sản xuất. Năm 2023, Hãng phim Hoạt hình Việt Nam được hoàn thành 11 phim với chất lượng tốt, được Hội đồng duyệt phim Quốc gia cho phép phát hành, trong đó nổi bật là dòng phim về lịch sử.

Chùm phim 2023 được đánh giá cao bởi sự xuất hiện của 3 bộ phim hoạt hình lịch sử, bao gồm các phim: “Đinh Tiên Hoàng đế” (phim cắt giấy vi tính), "Tiếng cồng Núi Nưa" (phim 2D); "Anh hùng núi Tản" (phim 3D). Cả ba bộ phim đều là những phim hoạt hình có kịch bản hấp dẫn, được các đạo diễn, họa sĩ đầu tư, tìm tòi công phu, hoành tráng.

Đa dạng về nội dung cũng là một trong những thế mạnh của phim hoạt hình Việt của Hãng phim Hoạt hình Việt Nam. Trong đó, với sự tìm tòi, sáng tạo của các nghệ sĩ, phim hoạt hình Việt được đánh giá đa dạng về đề tài như triết lý, phim đồng thoại, phim lịch sử, phim triết lý, phim series. Bên cạnh đó, chùm phim của 2023 còn mang đến cho khán giả hoạt hình những câu chuyện hài hước, dí dỏm, những nhân vật ngộ nghĩnh đáng yêu, các series phim hoạt hình đã trở thành người bạn thân thiết của các khán giả tuổi trong các năm qua như các phim "Gia sản kếch xù" thuộc series "Hiệp sĩ Nghé Vàng"; các tập phim "Chiếc mặt nạ Min hô", "Trái tim ấm áp" thuộc series "Chiến binh Mèo mũi đỏ".

Mới đây, bộ phim "Wolfoo và Hòn đảo kỳ bí" do Sconnect sản xuất đã chính thức công chiếu trên màn ảnh rộng - đánh dấu cột mốc đáng chú ý của ngành công nghiệp hoạt hình Việt Nam.

Các nhà sản xuất phim hoạt hình trong nước hi vọng, các cơ quan quản lý Nhà nước sẽ thấy được tiềm năng giá trị ngành hoạt hình Việt Nam để hỗ trợ cho doanh nghiệp tới các hội chợ phim, liên hoan phim để quảng bá bằng vị thế quốc gia chứ không phải với tư cách một công ty đơn lẻ. Và đặc biệt là chính sách ưu đãi về thuế cho các nhà sản xuất để thu hút các nhà làm phim quốc tế chọn đối tác Việt Nam cùng làm phim.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Chỉ còn hơn 1 tháng nữa, Liên hoan phim Venice lần thứ 81 sẽ được diễn ra. Mọi thông tin về Giải thưởng điện ảnh lâu đời nhất thế giới luôn thu hút sự quan tâm của đông đảo khán giả và giới chuyên môn bởi quy mô, sự góp mặt của các nhà làm phim lớn và những tác phẩm điện ảnh chất lượng cao.

Liên hoan phim Venice lần thứ 81, một trong những sự kiện điện ảnh danh giá nhất thế giới, sẽ chào đón một đại diện đến từ Việt Nam - "Don't Cry Butterfly" (Mưa trên cánh bướm) của nữ đạo diễn Dương Diệu Linh. Đây là dự án độc đáo hứa hẹn mang đến cho khán giả quốc tế những góc nhìn mới mẻ về điện ảnh Việt Nam.

Lịch sử luôn là chủ đề được nhiều nhà làm phim hoạt hình quan tâm, nhưng chưa được khai phá xứng đáng với tiềm năng của phim hoạt hình Việt Nam.

Sau những công bố về hai bộ phim truyền hình là “Hà Nội trong mắt em” và “Mật lệnh hoa sữa”, dự án phim “Vì tình yêu Hà Nội” cho thấy sự chất lượng, đầu tư chỉn chu của Đài Hà Nội. Mỗi bộ phim lại nói về những khía cạnh khác nhau trong đời sống tại Thủ đô, cũng như tâm tư tình cảm của những con người đang sinh sống tại nơi đây theo những cách gần gũi, chân thực nhưng không kém phần hấp dẫn.

Chỉ với những thông tin ban đầu được tiết lộ, “Mật lệnh hoa sữa” đã thu hút khán giả bởi thông điệp của kịch bản và sự đặc sắc của các tuyến nhân vật. Bên cạnh đó, ê-kíp sản xuất “Mật lệnh hoa sữa” cũng “bảo chứng” cho chất lượng của bộ phim.

Với mong muốn đưa dòng phim hình sự trở lại với khán giả, Đài Hà Nội công bố dự án phim truyền hình mang tên “Mật Lệnh Hoa Sữa”, hứa hẹn mang tới hình ảnh chân thực về chiến sĩ Công an Thủ đô, đồng thời tái hiện những kỳ án từng được phá qua cách kể hứa hẹn hấp dẫn.