Phim Tài liệu (ngày 22/01/2023)

Bước vào thực hiện nhiệm vụ năm 2022, cùng với cả nước, Thủ đô Hà Nội phải tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn thách thức. Những tháng đầu năm, dịch bệnh Covid-19 bùng phát mạnh và diễn biến phức tạp, ảnh hưởng đến mọi mặt của đời sống xã hội. Quán triệt tinh thần chỉ đạo của Trung ương, Thành ủy, HĐND, UBND thành phố đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát, quyết liệt, thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh, từng bước phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội. Nỗ lực lớn, quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị, cố gắng vượt khó của cộng đồng doanh nghiệp, sự đồng thuận của nhân dân và của cả đồng bào, các chức sắc tôn giáo, dân tộc, Hà Nội đã đạt được những kết quả quan trọng và toàn diện.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
Từ khóa:
user image
user image
User
Ý KIẾN

Theo quan niệm của người xưa, Lân, Sư, Rồng là ba linh vật tượng trưng cho phát tài, hạnh phúc và hanh thông. Vậy nên, cứ vào dịp lễ hội, đặc biệt là Tết Nguyên đán và Tết Trung thu, khắp đường làng ngõ xóm đều dễ dàng bắt gặp hình ảnh Lân, Rồng hay ông Địa với điệu múa vừa vui nhộn vừa mang ý nghĩa tâm linh.

Ghép gan đã một thành tựu lớn của Y học. Trong hơn 60 năm qua, kể từ ca ghép gan đầu tiên, đã hồi sinh sự sống cho nhiều bệnh nhân mắc bệnh ung thư gan, gan mạn tính giai đoạn cuối. Khi tỉ lệ những người mắc bệnh gan tại Việt Nam đang rất cao, thì ghép gan là phương pháp cuối cùng để kéo dài sự sống cho bệnh nhân sau khi các phương pháp điều trị khác thất bại.

Trong tâm thức của người Việt, Nhà như là biểu tượng của chốn đi về, là quê hương, được lấp đầy bởi những ký ức của đời sống. Nhà có thể được hiểu như một khái niệm vật chất, là không gian được tập hợp bởi rất nhiều không gian nhỏ, riêng - chung. Nhà cũng mang trong mình khái niệm tinh thần: là tổ ấm, là gia đình, cha mẹ, là ký ức vui - buồn, yêu thương và hi vọng… Ở đó vào dịp Tết, ngôi nhà lại gợi nhắc về tình yêu đối với truyền thống cộng đồng và dòng họ, ngôi nhà của tình thân, ngôi nhà đoàn viên và có thể là ngôi nhà của tình thương…Tất cả khơi gợi những mong muốn được trở về dưới mái nhà chung mỗi khi Tết đến, Xuân về.

Tháng giêng thường được nhắc đến như khoảng thời gian vui chơi, hội hè, đình đám giữa những mùa vụ ở làng quê. Nhưng những năm gần đây, khi cánh đồng đã nhường chỗ cho dự án nhà ở, khu công nghiệp, cuộc sống của người nông dân chuyển sang một nhịp sống khác. Ở những ngôi làng ven đô, lễ hội tháng giêng vốn xuất phát từ đời sống, tập quán canh tác ở nông thôn cũng có nhiều biến đổi. Họ tranh thủ cấy trồng nông nghiệp, rồi nhanh chóng tham gia vào các hoạt động mưu sinh khác nơi thành phố.

Những năm gần đây, các hoạt động đưa di sản trở thành một phần của sản phẩm văn hóa trong các lĩnh vực như âm nhạc, thời trang, thiết kế, thủ công mỹ nghệ, xuất bản, phim ảnh, kiến trúc... đang diễn ra rất sôi nổi và có đóng góp đáng kể cho nền công nghiệp văn hóa. Đặc biệt là hiện nay, do được học tập, mở rộng diện giao lưu, tiếp thu giá trị văn hóa tiên tiến nên khi tiếp cận với giá trị văn hóa truyền thống của cha ông, lớp trẻ đã đưa ra những nhận xét, góc nhìn mới mẻ và trở thành đội quân tiên phong đưa giá trị truyền thống trở lại đời sống đương đại.

Với việc dời chuyển kinh đô từ vùng đất Hoa Lư – Ninh Bình, cố đô được xem chỉ phù hợp với thế phòng thủ, ra vùng đất Đại La với thế rồng cuộn hổ ngồi, chính ngôi Nam - Bắc - Tây - Đông để tạo lập kinh đô Thăng Long, không chỉ mở đầu một giai đoạn độc lập tự cường của nhà nước Đại Việt sau hơn ngàn năm Bắc thuộc. Mà hơn thế, với tầm nhìn Thiên niên kỷ của “chiếu dời đô”, Đức Thái Tổ nhà Lý đã khởi đầu cho một kinh đô trải dài hơn ngàn năm tuổi, một vùng đất ngàn năm văn hiến và một di sản văn hóa vô giá của hôm nay.