Phim tài liệu “Việt Nam 1972” - Cuộc đấu trí thế kỷ
Bộ phim tài liệu "Việt Nam 1972" hoàn thành nhân dịp kỷ niệm 50 năm Chiến dịch Xuân - Hè 1972, 50 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ trên không và hướng tới kỷ niệm 50 năm Hiệp định Paris 1973.
Trailer phim tài liệu "Việt Nam 1972"
Qua 4 tập, bộ phim đã làm sáng tỏ logic trong cách thức tiến hành chiến tranh bảo vệ Tổ quốc của những người Việt Nam đã ngoan cường và kiên định theo đuổi đến cùng sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Tập 1 – Năm quyết định
Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy tết Mậu Thân 1968 là "một cú đập lớn để tung tóe ra các khả năng chính trị". Những người cộng sản đã chứng tỏ rằng họ hiểu sức nặng của một cú đánh lớn vào năm bầu cử Tổng thống Mỹ là như thế nào. Bốn năm sau một kế hoạch đánh lớn khác đã được chuẩn bị đúng vào năm bầu cử tổng thống Mỹ. Miền Nam sắp rung chuyển một lần nữa. Cuộc chiến ở Việt Nam sắp đi tới một khúc ngoặt quan trọng vào năm 1972.
Nhưng chính vào lúc mà Việt Nam quyết đánh thắng cuộc chiến tranh này, thắng vì Việt Nam, vì hệ thống XHCN, vì phong trào giải phóng dân tộc, vì loài người tiến bộ, thì cả thế giới chấn động trước thông tin về chuyến đi bí mật của Kissinger đến Trung Quốc.
Thời cơ lớn đang đứng trước những nguy cơ mới. Cuộc chiến ở Việt Nam đang đi đến một khúc ngoặt vô cùng quan trọng. Một cuộc đối đầu đỉnh cao sắp xảy ra vào năm 1972. Cùng với đó, Hòa đàm Paris về Việt Nam bế tắc suốt 4 năm sắp đi đến hồi kết.
Tập 2 – Bàn cờ lớn
Năm 1972 là năm có nhiều sự kiện quan trọng đối với Việt Nam và thế giới. Năm mà cả 2 quốc gia đứng đầu phe XHCN, những nước viện trợ chính cho cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của nhân dân Việt Nam đều đang cải thiện và thúc đẩy quan hệ song phương với Mỹ.
Giáo sư Pierre Asselin, một học giả uy tín đã có nhận định như sau: "Năm 1972, đó là một năm rất quan trọng đối với Việt Nam. Nhưng cũng vì Việt Nam mà đó là một năm quan trọng đối với thế giới. Bởi vì nó đánh dấu sự khởi đầu của mối quan hệ mới của Mỹ với Trung Quốc và Liên Xô".
Chuyến thăm của Nixon đến Trung Quốc tháng 2/1972 trên thực tế đã làm đảo lộn trật tự và bản chất của các mối quan hệ quốc tế. Nhưng tính toán chiến lược của Mỹ đằng sau chuyến thăm Trung Quốc của Nixon và sự đối đầu căng thẳng giữa Liên Xô và Trung Quốc, rút cuộc đã ảnh hưởng như thế nào đến tam giác chiến lược Mỹ – Liên Xô – Trung Quốc? Và điều đó đã ảnh hưởng như thế nào đến cục diện Chiến tranh Lạnh và Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của nhân dân Việt Nam?
Tập 3 – Thông điệp gửi các nước lớn
Năm 1972 đó là lúc mà các cường quốc nói chuyện với nhau về "hòa bình", về "hợp tác". Nhưng hòa bình nào cho Việt Nam? Hòa bình thống nhất hay hòa bình bị chia cắt? Không ai khác, chính người Việt Nam phải tự quyết định vận mệnh của dân tộc mình. Đúng như câu nói nổi tiếng của Chủ tịch Hồ Chí Minh: "Một dân tộc không tự lực cánh sinh mà cứ ngồi chờ dân tộc khác giúp đỡ thì không xứng đáng được độc lập". Câu trả lời đanh thép nhất với các nước lớn sẽ đến từ thực địa chiến trường miền Nam.
Chiến cục 1972 là cuộc quyết chiến lược cuối cùng giữa Quân đội nhân dân Việt Nam với liên quân Mỹ và quân đội Sài Gòn. Cuộc thử lửa đó đã đẩy chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh đi đến bờ vực phá sản. Còn đồng minh của Nguyễn Văn Thiệu thì đang tìm cách tháo chạy khỏi Việt Nam. Thế thắng trên chiến trường đã chuyển hóa thành thế thắng trên bàn đàm phán. Một thông điệp mạnh mẽ đã được phát đi: Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là người chơi cờ, không phải quân cờ trong tay các nước lớn.
Tập 4 – Lật ngược thế cờ
Không thể ép được Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trên bàn đàm phán, Nixon đã phải dùng đến nước cờ quân sự cuối cùng đó là cuộc tập kích chiến lược đường không mang mật danh Linebacker II. Cuộc tập kích chiến lược bằng B52 trên bầu trời Hà Nội cuối tháng 12/1972 là đỉnh điểm của cuộc chiến tranh đường không công nghệ cao đầu tiên trên thế giới. Toàn bộ kinh nghiệm trong suốt cuộc chiến của cả hai bên đã được nén lại chỉ trong vài ngày. Đúng vào thời điểm quyết định của cuộc chiến, bộ đội PK-KQ đã khắc phục được những mặt hạn chế của mình trong khi khai thác triệt để sai lầm của đối phương.
Chiến thắng Điện Biện Phủ trên không của người Việt Nam là một thí dụ vô song về sự toàn thắng của trí tuệ con người đối với máy móc.
Cuối cùng Mỹ và chính quyền Sài Gòn đã phải chấp nhận đặt bút ký vào Hiệp định Paris.
Cuộc quyết chiến chiến lược năm 1972 đã giúp Việt Nam đạt được mục tiêu đó là "đánh cho Mỹ cút" để chuẩn bị cho bước tiếp theo là "đánh cho ngụy nhào", tiến tới hoàn thành mục tiêu cuối cùng là giải phóng miền Nam thống nhất đất nước. Những kinh nghiệm xương máu, những bài học lớn đã được rút ra để chuẩn bị cho Đại thắng mùa xuân năm 1975.
Đạo diễn Nguyễn Hà Tiệp – một trong ba đạo diễn bộ phim tài liệu "Việt Nam 1972" cho biết: Cách kể chuyện của phim tài liệu “Việt Nam 1972” khá khác biệt khi các sự kiện lịch sử được thể hiện logic với nhau để người xem có thể tự đưa ra những nhận định của mình về một giai đoạn mang tính then chốt của lịch sử dân tộc. Bộ phim như một thông điệp cùng những bài học kinh nghiệm xương máu của thế hệ trước muốn truyền lại cho thế hệ trẻ ngày hôm nay để hiểu hơn về những giá trị của lịch sử, từ đó trân trọng hiện tại để hướng tới tương lai xây dựng Tổ quốc.
Trong “Việt Nam 1972”, khán giả sẽ được gặp từ những nhân vật quan trọng, nổi bật như Trung tướng Khuất Duy Tiến - người liên quan đến nhiều sự kiện quan trọng trong năm 1972 đến những nhẫn chứng lịch sử ít được biết đến trong giai đoạn này như một cựu chiến binh có 50 ngày chiến đấu trong Quảng Trị, hay Đại tá Trần Ngọc Tâm - nhân vật Tâm trong hồi ký “Mãi mãi tuổi 20” của liệt sĩ Nguyễn Văn Thạc, lần đầu tiên ekip làm phim đưa vào trong phim.
Bộ phim tài liệu “Việt Nam 1972” sẽ được đăng tải trên các nền tảng số và phát sóng vào 21h hàng ngày trên kênh H1, Đài PT-TH Hà Nội từ ngày 23/12 – 26/12/2022.
Luật Bảo hiểm xã hội năm 2024 có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2025, quy định tỷ lệ hưởng lương hưu hàng tháng.
Nhân dịp Ngày truyền thống của ngành đối ngoại nhân dân, sáng 17/11, hơn 300 cán bộ ngoại giao và gia đình; cùng các đại sứ, đại biện lâm thời, các cơ quan nước ngoài tại Việt Nam, hội viên các hội hữu nghị đã cùng tham gia Hành trình đạp xe hữu nghị vì Hà Nội xanh.
Theo phản ánh của người dân, dù đã được đầu tư xây dựng mới đi vào hoạt động một thời gian dài, thế nhưng hai tuyến phố là phố Đỗ Nhuận (quận Bắc Từ Liêm) và tuyến phố Hoàng Đôn Hoà (quận Hà Đông) vẫn không có đèn đường. Việc lưu thông trong đêm tối đã khiến nhiều vụ TNGT xảy ra, dù nhiều lần kiến nghị nhưng đến nay người dân vẫn phải nơm nớp lo sợ mỗi khi đi qua những tuyến đường này.
Dù nhiều quận, huyện trên địa bàn thành phố Hà Nội tổ chức lập lại trật tự đô thị trên vỉa hè, nhưng chỉ sau một thời gian ngắn, các vi phạm lại tái diễn, vỉa hè bị người bán hàng chiếm dụng theo nhiều hình thức khác nhau khiến người đi bộ lại phải tràn xuống lòng đường.
Tối 16/11, tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam đã diễn ra Lễ khai mạc Tuần “Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản văn hóa Việt Nam” năm 2024. Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long đã dự và phát biểu.
Sáng 17/11, hơn 300 cán bộ ngoại giao, đại sứ, đại biện lâm thời, các cơ quan nước ngoài tại Việt Nam, hội viên các hội hữu nghị đã tham gia “Hành trình đạp xe hữu nghị vì Hà Nội xanh”.
0