Phim Tết đặc sắc trên Truyền hình Hà Nội

Trong dịp Tết Quý Mão năm nay, mời quý khán giả theo dõi những bộ phim truyền hình Tết đặc sắc, không thể bỏ qua, được phát sóng trên kênh 1 Truyền hình Hà Nội.

‘’Về nhà là Tết’’ – 13h từ mùng 1 đến mùng 5 Tết

Gia đình ông Quang gồm có vợ và ba đứa con đều đã thành đạt và làm ăn trên thành phố. Năm thì mười họa, chúng mới về thăm vợ chồng ông một lần. Gần đến ngày Tết cổ truyền, ông Quang nằm mơ thấy bố mình hiện về báo mộng, tỏ ý không vui, trách vợ chồng ông không biết dạy bảo con cái để Tết nhất trong nhà mà không có đứa nào vê quây quần, làm mất hết nét truyền thống ngày Tết của cha ông xưa. Giật mình tỉnh dậy, ông Quang bàn tính với bà Ngà – vợ ông tìm cách để gọi con cháu về nhà ăn Tết.

‘’Lộc xuân 2’’ –  20h từ mùng 1 đến mùng 3 Tết

Con gái bà Xuân ông Lộc, một cô gái lỡ thì, tuyên bố sẽ mang người yêu về ra mắt. Tuy không thích anh con rể là dân đòi nợ thuê nhưng vợ chồng ông Phú quyết định tổ chức đám cưới thật to, loa đài ầm ĩ, thách thức láng giềng. Vốn có hiềm khích từ trước, lại nghe tiếng loa kẹo kéo từ nhà hàng xóm vọng sang, vợ chồng ông Lộc bà Xuân điên lắm, quyết chơi lại bằng được. Đúng lúc này, cụ Sông, bố ông Lộc, lại ốm nặng, rơi vào tình cảnh thập tử nhất sinh, được bác sĩ dặn dò chuẩn bị lo hậu sự. Vợ chồng ông Lộc liền lên kịch bản cho một cái đám ma to nhất khu phố. Hai nhà sát vách một bên hiếu một bên hỉ, tiếng loa đài chan chát đấu nhau, thật khôi hài.

‘Bà nội quái kiệt’ – 16h45 từ 30 Tết đến mùng 1 Tết

Bà Xuân là một người phụ nữ truyền thống, luôn mong muốn con cái phải gìn giữ được những nét đẹp ngày Tết của cha ông. Thế nhưng Liễu, cô con dâu của bà Xuân, lại là một người phụ nữ hiện đại. Ngày Tết đến gần, Liễu quyết định năm nay sẽ đưa cả nhà đi du lịch, không đón Tết ở Việt Nam như mọi năm. Vốn là người nhu nhược, Lễ, chồng Liễu, đã đồng ý với quyết định của vợ. Dù không ra mặt phản đối kế hoạch của con dâu, nhưng bà Xuân lại nghĩ ra đủ chiêu trò để giữ chân con cái ở nhà ngày Tết. 

‘Lộc xuân 1’ – 8h từ 29 Tết đến 30 Tết

Dù con trai đi du học, nhưng kinh tế gia đình ông Lềnh không hề khá giả. Đã mấy mùa Tết trôi qua, vì sợ tốn kém nên họ không dám quay trở lại làng. Lần này, gần đến Tết, nỗi nhớ quê cồn cào, họ quyết định về quê để thắp hương chạp mộ tổ tiên. Thấy vợ chồng ăn mặc và hành xử như người có tiền, mọi người tưởng hai vợ chồng giầu có nên đề nghị đóng góp cho quê hương. Vì sĩ diện nên ông Lềnh đành nghiến răng bỏ số tiền tích góp để phụ thêm cho người con trai đang du học ở nước ngoài và hứa sẽ góp thêm, rồi quay lại thành phố với công việc nhặt ve chai vất vả.

 

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết

user image
user image
User
Ý KIẾN

Được đánh giá là sự kiện mang tính hội nhập, kết nối các nhà làm phim Châu Á, Liên hoan phim Châu Á lần thứ 16 thu hút sự chú ý của giới truyền thông. Các bộ phim của Nhật Bản nhận được những đề cử quan trọng tại liên hoan lần này.

Tại lễ trao giải Oscar lần thứ 95 diễn ra tại Nhà hát Dolby ở Los Angeles, California, Mỹ, tối ngày 12/3 (theo giờ địa phương), bộ phim "Everything Everywhere All at Once" (tạm dịch là “Cuộc chiến đa vũ trụ”) đã xuất sắc giành 7 giải thưởng quan trọng nhất.

Lần đầu tiên trong lịch sử, giải Oscar có tới 4 diễn viên châu Á nhận được đề cử chỉ trong vòng một năm. Trong đó có Dương Tử Quỳnh, người được đề cử giải nữ diễn viên xuất sắc nhất cho bộ phim “Everything Everywhere All at Once”. Bộ phim nhận được 11 đề cử, nhiều nhất mùa giải năm nay, có dàn diễn viên chủ yếu là người châu Á và người Mỹ gốc Á.

Trong số các phim tài liệu được đề cử Oscar mùa giải năm nay có "Stranger at the Gate" (tạm dịch là Người lạ ở cổng), do Malala Yousafzai, cô gái Afghanistan từng đoạt giải Nobel hòa bình, tổ chức sản xuất.

Tại lễ trao giải Independent Spirit Awards lần thứ 38 vừa diễn ra ở Santa Monica, Los Angeles, bộ phim "Everything Everywhere All At Once" đã được xướng tên tới 7 giải trong tổng số 8 đề cử, trong đó có giải Bộ phim hay nhất. Đây cũng là những tín hiệu cho thấy, bộ phim này tràn đầy cơ hội thắng lớn tại giải Oscar năm nay.