Phim xuất sắc Oscar 2024 phải có yếu tố da màu và LGBTQ+

Viện Hàn lâm Khoa học và Nghệ thuật Điện ảnh Mỹ (AMPAS) đã thông báo các tiêu chuẩn mới cho giải thưởng Oscar thường niên, dự kiến bắt đầu áp dụng từ năm 2024. Trong đó, đáng chú ý là các tác phẩm tranh giải “Phim hay nhất” (Best Picture) bắt buộc phải có nội dung liên quan tới người da màu, cộng đồng LGBTQ+, dân tộc thiểu số và người khuyết tật. Một quy định với mục tiêu là để “nâng cao sự hòa nhập và đa dạng với điện ảnh thế giới” lại nhận về vô số ý kiến trái chiều. Tại sao lại như vậy?

Dự kiến bắt đầu từ mùa giải Oscar 2024, các nhà sản xuất và đạo diễn sẽ phải nộp cho Viện Hàn lâm Khoa học và Nghệ thuật Điện ảnh Mỹ một loại hồ sơ đặc biệt. Phần nội dung ghi rõ chủng tộc, giới tính, khuynh hướng tình dục và tình trạng khuyết tật của dàn diễn viên và cả đoàn làm phim.

Để tranh giải tại hạng mục "Phim hay nhất", tác phẩm cần có ít nhất một nhân vật chính hoặc thứ chính da màu hay thuộc nhóm dân tộc thiểu số. Tiếp đó, phim phải có tối thiểu 30% diễn viên và tình tiết đề cập tới ít nhất hai trong số bốn nhóm, bao gồm: phụ nữ, LGBTQ+, da màu hoặc dân tộc thiểu số, người khuyết tật.

Trước đó, hạng mục “Phim hay nhất” cũng từng gây tranh cãi về việc tăng số lượng đề cử để tăng cơ hội vinh danh khi có những năm có quá nhiều bộ phim xuất sắc. Trước đó, trong lịch sử nhiều thập kỷ của Oscar, chỉ có 5 tác phẩm tranh tài ở hạng mục này. Đến năm 2010, danh sách này tăng lên con số 10 tác phẩm. Tuy nhiên, giới chuyên môn cho rằng 10 là con số nhiều và sẽ xảy ra tình trạng “nhồi”, nghĩa là có những bộ phim không quá xuất sắc nhưng vẫn vào danh sách đề cử cho đủ con số. Và đến năm 2011, số lượng đề cử cho “Phim hay nhất” lại được thay đổi từ 5-10 tác phẩm tùy vào chất lượng mỗi năm.

Trong vài năm trở lại dây, lễ trao giải Oscar ủng hộ xu hướng làm phim đa dạng về văn hóa, màu da, giới tính. Tuy nhiên, thông báo Viện Hàn lâm lại khiến nhiều người lo ngại rằng tác phẩm được giải “Phim hay nhất” chỉ trên các tiêu chí đó sẽ không đủ tính thuyết phục./.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Quy tụ dàn sao từ các tác phẩm hài là “Nghề siêu khó”, “Bỗng dưng trúng số”, bộ phim xứ sở kim chi “Cười xuyên biên giới” (tựa gốc: Amazon Bullseye) sẽ đổ bộ rạp Việt vào tháng này, hứa hẹn mang đến những tình huống đầy hài hước và giải trí cho khán giả.

Liên hoan phim quốc tế Hà Nội 2024 - HANIFF 2024 có chủ đề “Heritage in Motion - Điện ảnh: Sáng tạo - Cất cánh” được thể hiện thông qua các chương trình nghệ thuật độc đáo tôn vinh di sản ngàn năm của Thủ đô.

Tiếp nối thành công bất ngờ của "Ma Da", đơn vị sản xuất bộ phim này một lần nữa mở ra vũ trụ kinh dị đô thị Việt Nam với dự án mới "Quỷ nhập tràng". Ra mắt tại Liên hoan phim Busan 2024 và nhanh chóng gây sốt khi có hơn 20 quốc gia và vùng lãnh thổ mua bản quyền chiếu quốc tế, bộ phim hứa hẹn sẽ tạo nên cơn sốt trong thời gian tới.

Sau thành công của nhiều tác phẩm điện ảnh Thái Lan tại phòng vé Việt trong thời gian gần đây, tác phẩm kinh dị "Vùng đất bị nguyền rủa" (tựa gốc: The Cursed Land) hứa hẹn là tác phẩm đáng mong chờ của xứ sở Chùa Vàng, đặc biệt là fan của thể loại kinh dị - tâm linh trong dịp cuối năm nay.

Liên hoan Phim quốc tế Hà Nội lần thứ VII diễn ra tại Hà Nội từ ngày 7 đến 11/11, là hoạt động thiết thực chào mừng các ngày lễ lớn của đất nước trong năm 2024 và kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024).

“Ngày xưa có một chuyện tình” là tác phẩm tiếp nối cho “Vũ trụ văn học” của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh lên địa hạt điện ảnh. Ngay từ những suất chiếu sớm, nhiều nhà phê bình và giới truyền thông đã dành lời khen ngợi cho bộ phim và đánh giá cao đạo diễn Trịnh Đình Lê Minh trong cách xây dựng nhân vật và kết nối họ với khán giả. Liệu "Ngày xưa có một chuyện tình" có thể gây sốt với công chúng trong thời gian tới?