Phố cổ và chuyện trùng tu
Thực tế đã có những câu chuyện buồn về trùng tu đã biến một di tích trăm tuổi thành "di tích một tuổi”. Trùng tu là một trong số các giải pháp giữ gìn, bảo vệ các di tích đó, thế nhưng việc trùng tu đảm bảo giữ nguyên giá trị kiến trúc, thẩm mỹ, tăng khả năng di tích chống đỡ lại tác động của thời gian là không đơn giản.
Thách thức trong việc bảo tồn di tích, di sản trong khu phố cổ Hà Nội, có lẽ là việc giữ cái gì và không giữ cái gì, dùng phương pháp kỹ thuật trùng tu nào cho phù hợp, hay sử dụng vật liệu gì…Vì vậy, để đáp ứng các yêu cầu vật chất, văn hóa tinh thần của xã hội, bảo tồn di tích không những là bảo tồn di tích đó mà cần bảo tồn cả không gian xung quanh nó, trước làn sóng đô thị hóa của Hà Nội.
Để trùng tu, tôn tạo, bảo tồn và khôi phục lại nguyên trạng kiến trúc cổ kính của đình Kim Ngân, chính quyền quận Hoàn Kiếm đã phải di dời 25 hộ dân, trả lại không gian cho ngôi đình. Sau khi dỡ bỏ các gian nhà của 25 hộ dân, đã lộ ra nhiều chi tiết kiến trúc có giá trị về mặt lịch sử - văn hóa, kiến trúc - nghệ thuật bị ẩn dấu lâu nay bởi sự xâm lấn của các hộ dân. Chính vì vậy, sau trùng tu, di tích lâu đời này đã làm nên nét đẹp cổ kính của con phố Hàng Bạc và đình Kim Ngân được xếp hạng là di tích về kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia.
“Chuyện đình trong phố” là dự án tạo sức sống mới cho các ngôi đình trong khu phố cổ Hà Nội. Các ngôi đình sau khi được trùng tu, cải tạo đã được quận Hoàn Kiếm và các nghệ sĩ sử dụng làm nơi tổ chức các hoạt động triển lãm, giới thiệu, quảng bá các nghề truyền thống gắn với phố nghề và tổ nghề đang được thờ phụng tại đình. Đình giờ đây không chỉ là nơi thờ tổ nghề mà có thêm chức năng là không gian sáng tạo để các nghệ sĩ tổ chức triển lãm, đối thoại với câu chuyện của chính ngôi đình.
Mặc dù từng gây tranh cãi lớn trên truyền thông về màu vôi khi cải tạo, công trình biệt thự hơn 100 tuổi ở số 49 Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm vẫn là hình mẫu mang tính tiền đề cho việc trùng tu, tôn tạo các biệt thự cổ ở Hà Nội. Căn biệt thự sau khi trùng tu trở thành trung tâm giao lưu văn hóa phố cũ Hà Nội.
Di tích sau khi được trùng tu, tôn tạo và bảo tồn đã được biến thành không gian sáng tạo sống động với những sáng tạo nghệ thuật được lấy cảm hứng từ chính di tích và những con phố ấy. Những sáng tạo mới có sự kế thừa truyền thống giúp những câu chuyện xưa gần gũi hơn với đời sống hiện đại.
Phố cổ cùng với các di tích có giá trị lớn về mặt lịch sử - văn hóa, kiến trúc - nghệ thuật đã và đang là điểm đến thu hút khách du lịch cho Thủ đô Hà Nội, cũng là yếu tố chủ chốt để Hoàn Kiếm phát triển thành “quận công nghiệp văn hóa”.
Mỗi di tích, di sản là một trầm tích không dễ hình thành nhưng lại rất dễ bị mai một. Việc trùng tu di tích là cần thiết để bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa, ở đó người ta thấy được một thời kỳ văn hóa và trí tuệ của những người tạo tác.
Với nhiều giá trị ý nghĩa lịch sử, văn hóa, Đình làng Thành Công thuộc phường Thành Công (quận Ba Đình) đã được UBND thành phố Hà Nội xếp hạng di tích lịch sử - văn hoá cấp thành phố.
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa phối hợp với Ban quản lý Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam tổ chức Hội nghị cơ chế chính sách và giải pháp thu hút đầu tư vào Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam.
Dấu ấn Di sản công nghiệp là chuyên đề đang gây sự chú ý cho du khách khi đến thăm Bảo tàng Hà Nội những ngày này.
Trong chuyến thăm tới các địa điểm được xem là biểu tượng cho quan hệ Việt - Pháp, Đại sứ Pháp tại Việt Nam, ông Olivier Brochet đã tới thăm Cầu Long Biên và Đại học Dược Hà Nội. Đây là hai trong số nhiều công trình kiến trúc Pháp cổ được xây dựng từ những năm đầu thế kỷ 20.
Hà Nội sẽ tổ chức bắn pháo hoa tại 5 điểm dịp Tết Dương lịch năm 2025 và 30 điểm dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 .
Sáng 20/12, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam, Bảo tàng Hồ Chí Minh đã phối hợp với Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam khai mạc Triển lãm "Xứng danh Bộ đội Cụ Hồ".
0