Phở Hà Nội sẽ ghi danh di sản văn hóa quốc gia

Ẩm thực Hà Nội hấp dẫn cả du khách trong và ngoài nước, đồng thời cũng được công nhận của nhiều tạp chí quốc tế, các giải thưởng ẩm thực lớn trên thế giới. Nhiều người biết đến Hà Nội với phố phường cổ kính, mười hai mùa hoa nồng nàn, kiều diễm hoặc với những địa điểm check-in đẹp như tiên cảnh. Nhưng cái khiến người ta nhớ thương về Hà Nội lại là phở - niềm tự hào của ẩm thực Thủ đô.

Phở có thể xem là “món ăn quốc dân” của Việt Nam, đặc biệt là ở Hà Nội. Tại Thủ đô, từ con đường nhỏ ra đến dãy phố lớn, người dân hay du khách có thể tìm thấy quán phở ở bất cứ đâu. Món phở thường được phục vụ cùng với nước dùng thơm béo, đậm đà, sợi phở dai và một số loại thịt được nấu mềm, giàu protein như thịt bò, thịt gà. Dùng kèm với món ăn thường có các loại rau thơm, giá đỗ, chanh và tương ớt. Đây là món ăn thường ngày ở Hà Nội, mọi người có thể dùng để ăn sáng, ăn trưa hoặc ăn cả bữa tối, với vị truyền thống, hoặc những cách chế biến mới lạ. Chỉ từ những bánh phở trắng mịn, người Hà Nội có thể làm ra hàng trăm món ăn hấp dẫn, quyến rũ từ hương thơm đến mùi vị.

Thời gian qua, món phở cũng liên tục được các du khách và truyền thông quốc tế ca ngợi. Đáng chú ý, phở bò nằm trong 10 món có nước dùng từ thịt ngon nhất thế giới do trang ẩm thực Taste Atlas gợi ý. Bên cạnh đó, kênh truyền thông CNN (Mỹ) cũng chọn phở Việt Nam là một trong 50 món ăn đường phố ngon nhất châu Á.

Từ một món ăn giản dị có thể thưởng thức ở bất cứ đâu, phở Hà Nội đã từng bước ghi dấu ấn trong lòng người yêu ẩm thực. Không chỉ dừng lại trong nước, phở thủ đô còn vươn ra biển lớn khi có mặt ở nhiều quốc gia lớn như Hoa Kỳ, Australia hay Nhật Bản. Do đó, việc Phở Hà Nội ghi danh di sản văn hóa quốc gia sẽ là điều mà rất nhiều người kì vọng.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Nghề sơn là một nghề cổ truyền của Việt Nam có lịch sử phát triển lâu đời. Từ thế kỷ XV - XVI, sơn mài đã đạt được những thành tựu nhất định trong kỹ thuật pha chế sơn, trong đó sơn ta là nguyên liệu chính để làm nên độ bền đẹp cho tác phẩm nghệ thuật, bên cạnh các loại nguyên vật liệu khác như cốt, phụ gia, màu sắc, nguyên liệu (vàng, bạc quỳ) mỗi công đoạn đòi hỏi kỹ thuật khác nhau, trong đó tạo vóc là một trong những bước đầu của tranh sơn mài.

Trước đại lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, mỗi ngày Điện Biên đón hàng chục nghìn lượt khách đến tham quan. Tỉnh miền núi này là mảnh đất đa dạng văn hóa của 19 dân tộc khác nhau.

Dự án nghệ thuật công cộng trên cầu đi bộ Trần Nhật Duật kết nối Dự án nghệ thuật công cộng Phúc Tân và Trung tâm Văn hóa Nghệ thuật 22 Hàng Buồm, đã được UBND quận Hoàn Kiếm phối hợp với các đơn vị, cá nhân yêu nghệ thuật chính thức giới thiệu với công chúng.

Nằm trên đường Phạm Hùng, Bảo tàng Hà Nội đang trở thành một trong những địa chỉ du lịch hấp dẫn.

Sáng 3/5, Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và triển lãm, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã khai mạc triển lãm mỹ thuật kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, tại nhà triển lãm 29 Hàng Bài, Hà Nội.

Thời gian qua, việc ứng dụng công nghệ số vào lĩnh vực bảo tồn di sản văn hóa trên địa bàn Thủ đô cho thấy tính ưu việt và hiệu quả ngoài mong đợi. Với sự phát triển mạnh mẽ như hiện nay, công nghệ số sẽ thúc đẩy ngành du lịch phát triển bền vững, đồng thời là "cây cầu" kết nối các thế hệ trong bảo tồn, lưu giữ di sản của cha ông.