Phở Hà Nội thành Di sản văn hoá phi vật thể quốc gia | Hà Nội tin mỗi chiều
Phở Hà Nội được vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
Phở Hà Nội - tinh hoa ẩm thực của đất Thăng Long là bản giao hưởng của hương vị và cảm xúc. Mỗi tô phở là một tác phẩm nghệ thuật, kết tinh từ bí quyết gia truyền và tình yêu của người Hà Nội.
Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch vừa ban hành Quyết định số 2328 đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia món phở Hà Nội.
Trước đó, UBND thành phố Hà Nội đã trình hồ sơ đề nghị ghi danh tri thức dân gian phở Hà Nội vào danh mục di sản văn hoá phi vật thể quốc gia. Theo hồ sơ thành phố Hà Nội đề xuất, chủ thể của món phở là những cá nhân, gia đình trực tiếp thực hành và nắm giữ những tri thức, kỹ năng, kỹ thuật, bí quyết chế biến phở; được trao truyền qua nhiều thế hệ thể hiện yếu tố tiếp nối bản sắc và thương hiệu được ghi nhận.
Tính đến năm 2023, trên địa bàn Hà Nội có gần 700 cửa hàng phở, những cửa hàng tập trung chủ yếu trên địa bàn các quận Ba Đình, Hoàn Kiếm, Cầu Giấy, Đống Đa, Hai Bà Trưng, Thanh Xuân, Long Biên.
Những thương hiệu phở gia truyền, có hơn hai đời làm phở thường chỉ chuyên bán phở bò hoặc phở gà tập trung chủ yếu trên địa bàn quận Hoàn Kiếm, quận Ba Đình, quận Hai Bà Trưng. Đằng sau mỗi quán phở lại có một câu chuyện lịch sử riêng, tạo thành những mảnh ghép để hiểu hơn về ẩm thực và con người Hà Nội.
Mặc dù nhiều địa phương trong cả nước có món phở, nhưng phở gắn bó lâu đời với cuộc sống người dân Hà Nội, thành thức quà phổ biến. Chính nhu cầu thưởng thức thường xuyên món phở của người dân Hà Nội lại tác động đến kỹ thuật nấu nướng của các chủ quán phở, khiến phở Hà Nội ghi dấu ấn trong lòng thực khách.
Món phở cũng thể hiện sự tinh tế của người Hà Nội không chỉ trong nấu nướng mà còn trong thưởng thức. Các chuyên gia ẩm thực, nhà nghiên cứu và cả giới văn nhân đều thừa nhận, phở là một thứ quà đặc biệt của Hà Nội, không phải chỉ riêng Hà Nội mới có, nhưng chỉ ở Hà Nội mới ngon.
Phở không những là món ăn tồn tại trong tâm thức của người Hà Nội nói riêng mà giờ đây đã gần như trở thành một biểu tượng cho nền ẩm thực phong phú của người Việt Nam nói chung và vượt ra khỏi lãnh thổ Việt Nam, vươn tầm ẩm thực thế giới.
Phở đã trở thành danh từ riêng trong hàng loạt từ điển danh tiếng trên thế giới và hiện diện ở trên 50 quốc gia. Phở Việt còn được Tạp chí nổi tiếng Business Insider bình chọn là một trong những món phải ăn thử một lần trong đời đối với những người thích đi du lịch trên thế giới. Tờ báo The Travel, chuyên trang du lịch, đã công bố danh sách 10 quốc gia có thức ăn ngon nhất thế giới, trong đó có món phở của Việt Nam. Phở còn mang giá trị dinh dưỡng, giá trị phát triển du lịch, giá trị kết nối cộng đồng, giá trị kinh tế.
Ghi danh nghề ướp trà sen Quảng An (Tây Hồ) là Di sản quốc gia
Cùng với phở Hà Nội, thì Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cũng ban hành Quyết định số 2316, công nhận nghề ướp trà sen Quảng An, phường Quảng An, quận Tây Hồ, Hà Nội là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Quyết định này đánh dấu một bước tiến quan trọng trong việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của Thủ đô.
Nghề ướp trà sen Quảng An có lịch sử lâu đời, gắn liền với vùng đất hồ Tây nổi tiếng. Từ xa xưa, người dân nơi đây đã khéo léo kết hợp giữa trà xanh Tân Cương của Thái Nguyên với hoa sen Bách Diệp hồ Tây, tạo nên hương vị trà độc đáo, tinh tế. Trà sen Tây Hồ không chỉ là đặc sản được du khách yêu thích, mà còn là biểu tượng của văn hóa ẩm thực Hà Nội.
UBND thành phố Hà Nội đã có kế hoạch phát triển, mở rộng diện tích trồng sen Bách Diệp để tôn vinh giá trị sen Hồ Tây và góp phần giữ gìn nghề truyền thống ướp trà sen nơi đây. Trà ướp sen tưởng như đơn giản nhưng để có được những tép trà đượm hương hoa sen Tây Hồ thượng hạng nhất mất rất nhiều thời gian và đòi hỏi sự kỳ công, tinh tế.
Năm 2024, UBND quận Tây Hồ đã phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Nội, Viện Nghiên cứu Rau quả (Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam) triển khai dự án xây dựng mô hình mẫu sản xuất sen gắn với phát triển du lịch sinh thái theo chuỗi giá trị tại Tây Hồ, Hà Nội. Mô hình triển khai thí điểm tại các hồ Đầu Đồng và Thủy Sứ phường Quảng An với diện tích 7 ha, được Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội hỗ trợ 50% giống sen Bách Diệp, tương đương 7.000 cây; 50% vật tư, phân bón và thuốc bảo vệ thực vật.
Phở và trà sen Hà Nội thành Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, tôn vinh, chắp cánh cho tinh hoa ẩm thực xứ Tràng An đi xa hơn, gia tăng giá trị thương hiệu của Thủ đô ta.
Tại khu phố ẩm thực đêm Đảo Ngọc - Ngũ Xã (phường Trúc Bạch, quận Ba Đình), tối 29/11, Sở Du lịch Hà Nội phối hợp UBND quận Ba Đình tổ chức chuỗi hoạt động quảng bá du lịch đêm Hà Nội 2024 với chủ đề “Đêm Trúc Bạch”.
Thông tin nhận được sự quan tâm lớn của người Hà Nội nói riêng và người dân cả nước liên quan tới việc UBND thành phố Hà Nội vừa phê duyệt đồ án quy hoạch chi tiết khu vực trục không gian trung tâm bán đảo Quảng An với điểm nhấn là nhà hát nằm sát hồ Tây. Có điều gì đặc biệt về công trình này?
Theo Nghị định 147 của Chính phủ về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng có hiệu lực từ ngày 25/12 tới đây, chỉ những người dùng đã thực hiện xác thực bằng số điện thoại hoặc số định danh cá nhân mới có thể đăng tải thông tin, bình luận, chia sẻ thông tin hay thực hiện livestream.
Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Hà Minh Hải mới ký ban hành Kế hoạch số 341/KH-UBND về việc triển khai xác định Chỉ số cải cách hành chính năm 2024 của các đơn vị sự nghiệp công lập.
Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội vừa tổ chức họp báo, thông tin về sự kiện Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024. Với chủ đề "Hà Nội kết nối năm châu", Lễ hội diễn ra từ ngày 29/11 đến hết ngày 1/12 tại Công viên Thống Nhất.
Online Friday 2024 – Tuần lễ thương mại điện tử quốc gia và ngày mua sắm trực tuyến Việt Nam sẽ diễn ra từ 25/11 đến hết ngày 1/12/2024. Với thông điệp "Tự hào hàng Việt Nam", Online Friday năm nay có điều gì hấp dẫn? Cơ hội nào cho hàng Việt trên các kênh phân phối hiện đại?
0