Phố hoa lụa
Chị Hà là một trong những người bán hoa lụa đời thứ hai trên khu phố này. Túc tắc, mỗi ngày hoa lụa được bê ra bày biện trước cửa, góp một phần rực rỡ cho con phố hoa.
Đoạn phố Hàng Rươi, Hàng Chai và một phần của Hàng Lược bây giờ trở thành khu vực bán hoa lụa lớn nhất nhì của Hà Nội. Ngành hàng này chỉ mới được hình thành khoảng gần 30 năm nay với một vài cửa hàng nho nhỏ ban đầu. Tuy nhiên, theo thời gian, người này nối tiếp người kia, hoa lụa đã lan ra nhiều cửa hàng, trở thành phố bán hoa lụa sầm uất.
Hoa lụa được bán quanh năm, những mặt tiền to nhỏ trên phố đều được sử dụng để trưng bày. Hoa trong nhà, hoa ngoài hiên,… cả một con phố với đủ loại hoa, sắc hoa.
Sự phát triển của ngành hoa lụa cho thấy nhu cầu ngày càng tăng của người tiêu dùng. Đa dạng về chủng loại, mẫu mã và màu sắc. Những bông hoa lụa có hình dáng và màu sắc giống như hoa thật càng khiến cho nhu cầu chơi hoa phát triển hơn.
Cùng với phố Hàng Chai, phố Hàng Rươi càng ngày càng xuất hiện thêm những cửa hàng hoa lụa. Bà Huyền được coi là một người mới của phố hoa lụa với 2 năm trong nghề.
Dù là hoa lụa nhưng mỗi một cửa hàng lại có thế mạnh riêng của mình, có như thế, khách hàng mới nhớ, mới trở thành những khách hàng thân thiết.
Phố hoa lụa nhưng hầu như hoa ở đây được nhập từ nơi khác về. Những người bán hoa, chủ yếu là bán rời cành hoặc cắm bình hoa sẵn.
Năm nay, việc buôn bán có phần chậm hơn so với mọi năm, bởi thế, phố dường như vắng vẻ hơn.
Dù khách không đông thì mỗi ngày, bà Huyền hay chị Hà vẫn chăm chỉ với mở hàng, tư vấn và bán hoa cho khách.
Phố hàng chuyên các mặt hàng riêng biệt. ngoài bày bán thì đây cũng là nơi để cho nhiều người đến tham quan, chụp ảnh. Đó là một điều khác biệt của phố hàng so với nhiều con phố khác.
Có những người bán hoa lâu năm như gia đình chị Hà và lại dần thêm những người bán hoa mới như bà Huyền, phố hoa lụa trong lòng khu phố cổ càng ngày càng rực rỡ hơn, góp phần tạo nên một vẻ đẹp khác cho những phố nghề của Hà Nội hôm nay./.
Bảo tàng Sinh học, Đại học Tổng hợp (nay là Trường Đại học Khoa học Tự nhiên) được thành lập năm 1926. Đây là Bảo tàng Sinh học đầu tiên của Đông Dương. Trong dịp Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024, lần đầu tiên, Bảo tàng đặc biệt này mở cửa cho người dân tham quan.
Không phải ngẫu nhiên mà Hà Nội được gọi là đất Kẻ Chợ. Theo các ghi chép lịch sử, thành Đại La từ xưa là một khu chợ của cả lưu vực sông Hồng, vậy nên người dân khắp nơi đổ về đây trước hết là để buôn bán, dần dần về sau, họ lập thành các phường nghề, rồi làng nghề và hình thành nên các con phố "hàng" trên mảnh đất Kinh kỳ.
Bà con tại xã Dương Liễu, Hoài Đức, Hà Nội tất bật với công việc làm miến rong để chuẩn bị cho nhu cầu thực phẩm ngày Tết của người dân, công việc làm miến dù vất vả nhưng đã trở thành nhịp sống quen thuộc của người dân nơi đây.
Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam chính là một trong những nơi lưu giữ mảnh ghép quá khứ không thể thiếu của người dân nước Việt và nhờ những mảnh ghép ấy mà chúng ta có được ngày hôm nay.
Chụp ảnh đường phố Hà Nội là cách để những người vừa có đam mê với nghệ thuật nhiếp ảnh, vừa có tình cảm với mảnh đất Thủ đô ghi lại những khoảng khắc đời thường nhất của cuộc sống hàng ngày.
Không cần phải đợi đến Tết, món bánh chưng rán mâm mang hương vị tuổi thơ của nhiều người giờ đây có thể được thưởng thức mọi lúc, nhưng ngon nhất là trong thời tiết se lạnh của Hà Nội dịp này.
0