Phố nghề Hàng Thiếc, nét văn hóa riêng của Hà Nội xưa

Phố Hàng Thiếc là một phố nhỏ trong khu phố cổ Hà Nội. Qua thời gian, Hàng Thiếc là một trong ít phố nghề vẫn giữ được nghề truyền thống.

Hà Nội xưa có rất nhiều phố nghề, vì cư dân thành phố cơ bản là các thợ giỏi, thợ khéo từ các nơi đổ về cùng với gia đình của họ, rồi quần cư thành làng, thành phố. Các tên phố có chữ “Hàng” chính là minh chứng rằng, Hà Nội đã từng là thành phố của rất nhiều làng nghề bận rộn.

Nhưng theo thời gian, các phố nghề mất dần, chỉ còn các phố buôn bán các mặt hàng đặc trưng theo tên gọi, hiện còn rất ít phố cổ còn giữ được nghề xưa.

Hàng Thiếc là một trong số ít phố vẫn đang giữ được nghề truyền thống, là tuyến phố tiêu biểu minh chứng cho sức sống phố nghề, phố hàng Hà Nội xưa...

Phố Hàng Thiếc có chiều dài 136 mét, bắt đầu từ ngã tư Bát Đàn - Thuốc Bắc tới ngã ba Hàng Thiếc - Hàng Nón, thuộc phường Hàng Gai, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Xưa kia, phố Hàng Thiếc nổi tiếng với nghề đúc thiếc làm đồ gia dụng, những sản phẩm nổi tiếng khi đó là lư hương, ấm pha trà, khay đựng trà…

Đến những năm giữa thế kỷ 20, do nhu cầu về đồ làm bằng thiếc không còn nhiều, những người thợ ở Hàng Thiếc chuyển sang làm đồ sắt tây.

Sau này, thợ phố Hàng Thiếc còn làm cả hàng từ tôn, kẽm tạo ra những sản phẩm gia dụng bền đẹp hữu dụng.

Trong những năm gần đây, phố làm nhiều sản phẩm với vật liệu mới là inox (thép không gỉ).
Mặt hàng phổ biến trên phố là hòm đựng quần áo, thùng hóa vàng, xô, thùng đựng nước và gánh nước, gầu múc nước, khuôn bánh, khay, muôi...

Một mặt hàng đặc trưng của phố Hàng Thiếc là tàu thủy đồ chơi. Trong ký ức người Hà Nội, tàu thủy đồ chơi là mặt hàng gắn liền với tuổi thơ của họ.

Hiện nay, tàu thủy đồ chơi vẫn được khách hàng tìm đến, đặc biệt là dịp Tết Trung thu.
Những mặt hàng bày bán trên phố hiện nay bên cạnh sản phẩm thủ công tự sản xuất, các hộ kinh doanh cũng nhập mặt hàng ngoài về bán.

Những mặt hàng tôn, thép phục vụ cho đời sống được bày bán ở nhiều nơi, nhưng đặc trưng phố nghề vẫn là một sự thuận tiện và ấn tượng đối với nhiều khách mua hàng. Đồ gia dụng bằng tôn, inox, thép, Hàng Thiếc vẫn luôn là địa chỉ tin cậy của khách hàng.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Bên bãi ven sông Hồng có một không gian công cộng kết hợp giữa vườn hoa và khu vui chơi mà những người lớn đã dựng lên từ bãi đất hoang lúc trước ở ven sông. 4 giờ chiều trước cổng trường Tiểu học Phúc Tân, lũ trẻ tan học ùa ra như đàn chim sẻ, từ trường chạy thẳng ra bãi đất sát mé sông ở cuối đường.

Đan Phượng, vùng quê yên bình nằm bên bờ sông Hồng, nơi nhịp sống gắn liền với những cánh đồng, vườn cây và tiếng ong bay rộn ràng mỗi sớm mai. Tháng 12 là thời điểm ong làm tổ để chuẩn bị cho mùa thu hoạch cuối năm.

Mùa đông Hà Nội, dù có cái se lạnh len lỏi qua từng góc phố nhưng vẫn không làm người ta chùn bước ra đường. Giữa tiết trời tưởng như lạnh lẽo, Hà Nội vẫn ấm áp theo cách rất riêng.

Bánh đa vừng Lương Quán, xã Việt Hùng, huyện Đông Anh, Hà Nội, là thức quà quê giản dị vẫn được người dân làm ra mỗi ngày.

Có một cách để tuổi thanh xuân và những kỷ niệm luôn còn mãi, đó chính là gửi gắm chúng qua những bức ảnh chụp chân dung.

Giữa Thủ đô nhộn nhịp, có một nhịp sống yên bình, nhịp sống với những thanh âm bình dị trên con phố Hàng Khoai ở Hà Nội.