Phó thủ lĩnh Hamas bị ám sát, nguy cơ xung đột mới
Truyền thông nhà nước Lebanon ngày 2/1 cho biết văn phòng Hamas ở Dahiyeh, ngoại ô phía nam thủ đô Beirut đã bị tập kích UAV. Hai nguồn tin an ninh tiết lộ, vụ tập kích nhằm vào cuộc họp giữa giới chức Hamas và nhóm Hồi giáo dòng Sunni Jama'a Islamiya của Lebanon, khiến 7 người thiệt mạng. Phía Hamas sau đó xác nhận trong số nạn nhân có phó thủ lĩnh Saleh al-Arouri, hai quan chức cánh vũ trang Lữ đoàn Qassam là Samir Findi Abu Amer và Azzam al-Aqraa Abu Ammar.
Ông Saleh al-Arouri, 57 tuổi là phó lãnh đạo cánh chính trị của Hamas và được cho là lọt vào “tầm ngắm” của Israel trong nhiều năm qua. Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu đã nhiều lần đe dọa tiêu diệt ông Arouri ngay từ trước khi xung đột Israel-Hamas bùng nổ hôm 7/10. Israel cáo buộc ông Arouri là chủ mưu của các cuộc tấn công chống Israel ở Bờ Tây. Năm 2015, Bộ Tài chính Mỹ đã liệt ông Arouri vào danh sách những “Đối tượng khủng bố toàn cầu được chỉ định đặc biệt” và treo giải 5 triệu USD cho thông tin về nhân vật này.
Khi được hỏi về những lời đe dọa ám sát chống lại ông trong một cuộc phỏng vấn với Al-Mayadeen có trụ sở tại Beirut vào tháng 8, ông Arouri nói, "Đối với chúng tôi, không có gì lạ khi những người chỉ huy và thủ lĩnh của phong trào phải tử vì đạo".
Cũng trong cuộc phỏng vấn này, ông đe dọa rằng trong trường hợp xảy ra chiến tranh toàn diện, "Israel sẽ phải chịu thất bại chưa từng có trong lịch sử".
Sinh ra tại thị trấn Aroura ở khu Bờ Tây bị chiếm đóng, ông Arouri gia nhập phong trào Hamas và cuối cùng phải sống lưu vong, đầu tiên là đến Syria, Thổ Nhĩ Kỳ, rồi Lebanon. Tại Beirout, ông Arouri ít xuất hiện trước công chúng nhưng đã giúp Hamas có quan hệ gần gũi hơn với phong trào Hezbollah.
Phản ứng của các bên
Cho đến nay, Israel vẫn chưa bình luận gì về vụ tấn công. Tuy nhiên, theo các nhà quan sát, chiến dịch ám sát các thủ lĩnh Hamas của Israel, dù không có gì đáng ngạc nhiên, nhưng đây sẽ là cuộc tấn công đầu tiên của Tel Aviv vào Beirut kể từ cuộc chiến kéo dài 34 ngày giữa Israel và Hezbollah vào mùa hè năm 2006, khiến người ta lo ngại xung đột sẽ mở rộng.
Thủ lĩnh Hamas Haniyeh gọi vụ sát hại al-Arouri là “hành động khủng bố”, xâm phạm chủ quyền của Lebanon và mở rộng hành vi thù địch của Israel nhằm vào người Palestine. Ông tuyên bố Hamas "sẽ không bao giờ bị đánh bại".
Lực lượng Hezbollah ở Lebanon đã lên án vụ tấn công, khẳng định đây là dấu hiệu của một diễn biến nguy hiểm trong xung đột hiện nay giữa Israel và Hamas. Thủ tướng Lebanon Najib Mikati cũng chỉ trích mạnh mẽ vụ việc, nhận định diễn biến sẽ khiến Lebanon không thể tránh khỏi bị đẩy vào giai đoạn đối đầu mới, sau các vụ tấn công diễn ra hàng ngày ở khu vực biên giới phía Nam, gây nhiều thương vong.
Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres nhận định việc ám sát lãnh đạo cấp cao của Hamas là một diễn biến đáng lo ngại. Ông hối thúc các bên liên quan kiềm chế tối đa và thực hiện các bước cấp bách để giảm căng thẳng.
(Nguồn: Reuters, Al Jazeera, AP)
Theo tờ Maariv của Israel, các lực lượng quân sự Israel đang gặp phải những thách thức đáng kể trong việc đối phó với các cuộc tấn công bằng tên lửa và thiết bị bay không người lái từ nhóm Houthi.
Trong cuộc họp trực tuyến ở Moskva ngày 22/12, Tổng thống Vladimir Putin đã đề cập vụ máy bay không người lái (UAV) tấn công hạ tầng dân sự tại thành phố Kazan, thủ phủ của Cộng hòa Tatarstan thuộc Nga, cách biên giới với Ukraine hơn 1.000 km hôm 21/12.
Thủ lĩnh lực lượng đối lập Syria Hayat Tahrir al-Sham (HTS), ông Ahmed al-Sharaa, ngày 22/12 khẳng định với lãnh đạo cộng đồng người Druze ở Liban rằng Syria sẽ không can thiệp tiêu cực vào Liban và cam kết tôn trọng chủ quyền của nước láng giềng.
Lầu Năm Góc cho biết, Hải quân Mỹ đã vô tình bắn nhầm một máy bay chiến đấu F/A-18 của nước này ở Biển Đỏ trong khi ném bom các mục tiêu thuộc nhóm vũ trang Houthi ở Yemen. Hai phi công của Hải quân Mỹ may mắn nhảy dù thành công và được giải cứu an toàn.
Ngày 22/12, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky khẳng định việc nước này gia nhập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) là "khả thi", nhưng Kiev sẽ phải nỗ lực thuyết phục các đồng minh để điều này thành hiện thực.
Ngày 22/12, lãnh tụ Tối cao của nước Cộng hòa Hồi giáo Iran, Đại giáo chủ Ayatollah Seyyed Ali Khamenei, đã lên tiếng bác bỏ các cáo buộc rằng Iran đã mất các lực lượng ủy nhiệm tại khu vực Tây Á.
0