Phó Thủ tướng Lawrence Wong lãnh đạo đảng cầm quyền

Ngày 5-11, Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long thông báo Phó Thủ tướng Lawrence Wong sẽ lãnh đạo Đảng Hành động Nhân dân cầm quyền (PAP) thay ông từ nay đến khi cuộc tổng tuyển diễn ra vào tháng 11-2025.

Đảng PAP được dự đoán sẽ tiếp tục giành thắng lợi lớn tại cuộc bầu cử, nên  Wong có nhiều khả năng sẽ trở thành Thủ tướng tiếp theo của Singapore. Ông sẽ là Thủ tướng thứ tư lãnh đạo Trung tâm Tài chính châu Á kể từ khi Singapore giành độc lập vào năm 1965. Ông Lý Hiển Long cũng là Tổng Thư ký của PAP, tổ chức đã điều hành đảo quốc này từ năm 1965. Năm ngoái, ông tuyên bố rằng Bộ trưởng Tài chính Wong, 50 tuổi, sẽ là người kế nhiệm và bổ nhiệm ông Wong làm Phó Thủ tướng. Ông Wong đã trở thành tâm điểm chú ý khi ông làm đồng Trưởng nhóm đặc nhiệm chống COVID-19 của chính phủ trong khoảng thời gian đỉnh điểm của đại dịch. Ở cương vị này ông nhận được nhiều lời khen ngợi về cách xử lý đại dịch. Ông Wong đã có 25 năm làm việc trong lĩnh vực công. Ông hiểu rõ rằng các quốc gia khác đang theo dõi những gì đang diễn ra ở Singpagore. Họ muốn biết Thủ tướng tiếp theo và chính phủ của ông có được sự ủng hộ của người dân hay không? Liệu Singapore có còn chính phủ mạnh và làm được việc lớn hay không. Trong nước, ông Wong lưu ý rằng ngày càng nhiều người Singapore muốn có thêm tiếng nói đối lập trong Quốc hội để kiểm tra và cân bằng chính phủ. Do đó, PAP nên tăng cường nỗ lực kết nối với người dân Singapore và duy trì niềm tin của họ. Với tư cách là nhà lãnh đạo tiếp theo của PAP và Singapore, ông Wong nói rằng cách tiếp cận lãnh đạo của ông không phải là “làm nổi bật sự khác biệt mà là tìm ra điểm chung và những điều gắn kết người Singapore”. Ông cam kết làm những gì mà ông đánh giá là có lợi nhất cho người dân Singapore. Điều này bao gồm việc thỉnh thoảng đưa ra những quyết định “khó khăn nhưng cần thiết”. Ông nói, Singapore có thể đa dạng, nhưng nước này phải luôn tìm cách tạo dựng sự đồng thuận.

hinh anh tac gia

hienthao.nguyen@daihanoi.vn

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Hàng loạt cuộc khủng hoảng từ xung đột, biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường đến sự phát triển thiếu kiểm soát của công nghệ đang đặt ra những thách thức chưa từng có đối với cả thế giới. Trước tình hình này, trong khuôn khổ tuần lễ cấp cao Đại hội đồng Liên hợp quốc khóa 79 tại New York (Mỹ), các nước thành viên đã thông qua “Hiệp ước Tương lai” nhằm giải quyết các thách thức đương đại mà nhân loại đang phải đối mặt.

Ông Hassan Nasrallah, người vừa được xác nhận thiệt mạng trong một cuộc không kích của Israel vào phía nam Beirut ngày 27/9, đã đưa Hezbollah trở thành một trong những lực lượng bán quân sự hùng mạnh nhất ở Trung Đông. Cái chết của ông là một đòn giáng mạnh đối với nhóm vũ trang này.

Giới chức Nepal ngày 28/9 cho biết, lũ lụt và lở đất do mưa lớn tại nước này đã làm ít nhất 10 người thiệt mạng và 18 người mất tích.

Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết, nếu tái đắc cử, ông sẵn sàng thực hiện một thỏa thuận hòa bình giữa Nga và Ukraine.

Nhiều phái đoàn đã rời khỏi Phiên thảo luận chung cấp cao của Đại hội đồng Liên hợp quốc khóa 79 ngày 27/9 khi Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu có bài phát biểu tại sự kiện này, để phản đối nhà lãnh đạo Israel và bày tỏ sự ủng hộ đối với một lệnh ngừng bắn ở Dải Gaza.

Quân đội Israel tuyên bố rằng, thủ lĩnh của lực lượng Hezbollah - Hassan Nasrallah đã thiệt mạng trong cuộc không kích do không quân Israel tiến hành tối 27/9 tại Thủ đô Beirut, Liban.