Phố tre giữa lòng khu phố cổ Hà Nội
Phố Hàng Vải nguyên là địa phận của thôn Đông Thành (đoạn phía đông từ phố Thuốc Bắc đến phố Hàng Gà) và thôn Tân Khai (đoạn còn lại). Cả hai thôn này đều thuộc tổng Tiền Túc (sau đổi là tổng Thuận Mỹ), huyện Thọ Xương cũ.
Ngày xưa phố Hàng Vải gồm hai đoạn phố có tên khác nhau. Đoạn phía đông có tên Hàng Vải Thâm, là nơi bán vải, phần lớn là vải nhuộm nâu và nhuộm thâm. Đoạn phía Tây thì có một số nhà bán cuốc nên có tên là phố Hàng Cuốc. Sau đó hai phố được nhập lại thành phố Hàng Vải.
Thời Pháp thuộc phố có tên là Rue des Etoffes. Từ sau 1945, tên Hàng Vải được đặt chính thức cho phố này.
Phố Hàng Vải hiện nay không còn sinh hoạt phường hội kiểu ngày xưa nữa; trong phố không có nhà nào bán vải, nhưng nét phố, khung cảnh phố vẫn được gìn giữ.
Theo đổi thay của thời cuộc, mặt hàng vải dần biến mất khỏi phố Hàng Vải và ngày nay không còn dấu tích gì ngoài tên phố. Từ thập niên 1990, nhiều hộ trên phố chuyển sang chuyên kinh doanh mặt hàng tre.
Đan Phượng, vùng quê yên bình nằm bên bờ sông Hồng, nơi nhịp sống gắn liền với những cánh đồng, vườn cây và tiếng ong bay rộn ràng mỗi sớm mai. Tháng 12 là thời điểm ong làm tổ để chuẩn bị cho mùa thu hoạch cuối năm.
Mùa đông Hà Nội, dù có cái se lạnh len lỏi qua từng góc phố nhưng vẫn không làm người ta chùn bước ra đường. Giữa tiết trời tưởng như lạnh lẽo, Hà Nội vẫn ấm áp theo cách rất riêng.
Bánh đa vừng Lương Quán, xã Việt Hùng, huyện Đông Anh, Hà Nội, là thức quà quê giản dị vẫn được người dân làm ra mỗi ngày.
Có một cách để tuổi thanh xuân và những kỷ niệm luôn còn mãi, đó chính là gửi gắm chúng qua những bức ảnh chụp chân dung.
Giữa Thủ đô nhộn nhịp, có một nhịp sống yên bình, nhịp sống với những thanh âm bình dị trên con phố Hàng Khoai ở Hà Nội.
Hà Nội về đêm có hai thứ ánh sáng rực rỡ nhất, một là ánh đèn, hai là ánh sáng tỏa ra từ sự nỗ lực của rất nhiều người trẻ.
0