Phố xưa giữa lòng thành phố Hồ Chí Minh

Trung tâm Quận 3 của TP. HCM là nơi nổi tiếng với những nhà hàng, quán ăn, cafe sang trọng phù hợp để giao lưu, tiếp khách và làm việc. Có lẽ thiên thời địa lợi nên nơi đây luôn được chọn là điểm đến, giao thoa hài hoà của khách du lịch, gặp gỡ bạn bè, làm việc đối tác nội thành cũng như khách từ sân bay Tân Sơn Nhất đáp tới.

Theo báo cáo gần đây của Sở Du lịch TP. HCM, trong 6 tháng đầu năm 2023, thành phố đã đón khoảng 1.941.267 lượt khách quốc tế và 16.415.438 lượt khách du lịch nội địa. Kế hoạch 6 tháng cuối năm sẽ tiếp tục được làm mới các sản phẩm du lịch để phục vụ và thu hút khách tham quan. Theo đó, việc tìm đến các nhà hàng, điểm check-in đặc trưng miền Bắc giữa lòng miền Nam sẽ là việc đầu tiên khi tới đây.

Phố xưa trong lòng thành phố

Theo chân khách du lịch và người dân địa phương, chúng tôi tìm tới nhà hàng Phố Xưa toạ lạc trên đường Tú Xương, Quận 3 để trải nghiệm.

Đúng với tên nhà hàng, cảm nhận đầu tiên thấy như bước vào một con phố nhỏ, nền rải đá kết hợp cổ điển và hiện đại dẫn vào khuôn viên phục vụ ăn trưa và phòng riêng rất gần gũi. Như vừa chạm tới phố cũ thân quen đã được chủ nhà hàng chăm chút từng chi tiết hoà mình gần gũi với thiên nhiên. 

Tranh Đông Hồ được chọn làm điểm nhấn trong phòng ăn Phố Xưa

Bố cục nhà hàng gồm bàn ăn trưa ở tầng trệt trong gam màu đèn vàng ấm cúng, hài hoà với màu bàn nâu gụ và ghế bọc vải hoa. Theo cầu thang được thiết kế là giếng trời đón nắng và ánh sáng xiên từ những ô tường hoa cổ điển từ những thập niên 80 của thế kỷ trước, tạo không gian mở cả chiều sâu lẫn chiều rộng. Bên trên bố trí những phòng khách riêng mang tên Hàng Bông, Tây Đô,…

Điều đặc biệt là những phòng ăn này gợi nhớ tới rất nhiều nét đặc trưng miền Bắc, là tường vẽ tranh Đông Hồ đám cưới chuột, những bức ảnh đen trắng tàu điện, Hàng Buồm khiến thực khách ngỡ như mình đang ở Hà Nội.

Chiếc chạn bát khiến thực khách được trở về với ký ức Hà Nội xưa

Không gian vừa đủ, sang trọng và ấm cúng được thay thế những vật dụng hiện đại bằng chiếc chạn gỗ xưa để đựng chén bát. Vừa tinh tế, vừa truyền thống mà rất hiếm nhà hàng nào “sưu tầm” được.

Món Bắc cho người sành ăn

Phố Xưa đã mời được Bếp trưởng có kinh nghiệm 20 năm nấu món Bắc, nhà hàng rất chú trọng vào việc chế biến cầu kỳ và đặc trưng sử dụng các gia vị vùng miền nổi tiếng, đó là cá ướp thìa là, ba ba riềng sả, sườn nướng cuốn lá mơ chấm mắm tôm. Món ăn không sử dụng đường, không dùng quá nhiều mì chính để giữ nguyên hương vị Bắc. Đặc biệt, đầu bếp tự muối dưa cải chua lên men kết hợp với các món chính để trung hoà vị mặn đậm từ nước mắm và đảm bảo dinh dưỡng cũng như an toàn vệ sinh cho khách hàng.

Món “tủ” của Phố Xưa trong lòng thực khách

Dù là nhà hàng tại miền Nam, nhưng những món đặc trưng miền Bắc vẫn được gìn giữ đúng hương vị và màu sắc. Từ khâu lựa chọn gia vị truyền thống, nguyên liệu đảm bảo đến cách chế biến của đầu bếp cũng được đào tạo bài bản.

Anh Nguyễn Văn Hồng, bếp trưởng nhà hàng chia sẻ: “Tôi đã chế biến những món ăn miền Bắc 20 năm nay và được khách đón nhận rất nồng nhiệt. Tôi tâm huyết với gia vị Hà Nội và gửi gắm tình cảm vào mỗi món ăn từ cách nấu giữ nguyên hương vị đến cách trình bày kết hợp rau sống như thìa là, hành lá, lá mơ, riềng sả. Mong muốn được quảng bá món ăn Bắc tới khách du lịch ở Sài Gòn và nước ngoài biết đến những tinh hoa của Việt Nam ”.

Người con gái miền Tây “phải lòng” ẩm thực Bắc

Chị Nguyễn Thị Thanh Thảo, cô gái trẻ từ Long An có niềm đam mê ẩm thực và kinh doanh. Với tình yêu các món ăn vùng miền và cảm nhận được hương vị đặc sắc của món ăn Bắc Bộ, chị đã tự mình tìm hiểu các loại gia vị, rau củ quả, cách nấu để trải nghiệm thực tế đúng hương vị. Chị tâm huyết tuyển chọn kỹ lưỡng đầu bếp, đội ngũ nhân viên và mở nhà hàng Phố Xưa với “quyết tâm cháy bỏng” là khẳng định vị thế món ăn Hà Nội giữa lòng Sài Gòn.

Chủ nhà hàng và thực khách của Phố Xưa

Dám đánh cược với bản thân và vượt qua những cản trở khi ý tưởng, đam mê quá khác biệt với xuất thân. Chị Thảo cùng đội ngũ đầu bếp, nhân viên trẻ đã thành công với nhiều món mang hương vị Hà Nội đã ghi được ấn tượng mạnh cho thực khách. Anh Đ.N.Hiếu cảm nhận: “Mình là người gốc Bắc, các món ăn và cách phục vụ ở Phố Xưa khá đặc trưng, gần gũi với Hà Nội và hợp khẩu vị nên mình chọn là điểm đến cùng bạn bè và tiếp khách. Khi tới có cảm giác như được ngồi ở phố cổ Hà Nội, bạn hãy thử một lần đến để cảm nhận”.

Không chỉ có đam mê với ẩm thực Bắc, chị Thảo cũng dày công tìm các nguồn hàng đảm bảo tươi ngon và đặc sản của miền Tây để làm phong phú thêm thực đơn. Chị luôn đặt ra yêu cầu khắt khe cho bản thân và nhà hàng, là luôn tạo cho khách hàng được thoả mãn nhu cầu ẩm thực tại đây. Dù là khách Bắc muốn thưởng thức đồ ăn Nam bộ, hay người Nam muốn thử vị Hà Nội, nhà hàng  đều đáp ứng được và đảm bảo ngon tròn vị.

“Là người con miền Nam, từ miền sông nước, mình tâm huyết với Phố Xưa mang đậm hương vị Bắc kết hợp món ngon của miền Nam, miền Tây. Để quảng bá văn hoá vùng miền và đem lại sự lựa chọn tối ưu cho thực khách, du khách, hi vọng với những món ăn đặc sắc mang dấu ấn ẩm thực vùng miền này, Phố Xưa sẽ mở rộng thành chuỗi nhà hàng ở nhiều điểm để đáp ứng phục vụ nhu cầu ở toàn thành phố. Cũng là để kích cầu du lịch và đưa ẩm thực Việt đến với bạn bè du lịch quốc tế”, chị Thảo chia sẻ thêm.

Một nhà hàng dung dị nép mình giữa con phố Tú Xương sầm uất, nhưng gói gọn đủ tâm tư của người yêu bếp, “nhỏ mà có võ” - Phố Xưa như một dấu ấn ẩm thực thật đậm nét của một Hà Thành thu nhỏ thanh lịch và rất hào hoa. 

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Dự án nghệ thuật công cộng trên cầu đi bộ Trần Nhật Duật kết nối Dự án nghệ thuật công cộng Phúc Tân và Trung tâm Văn hóa Nghệ thuật 22 Hàng Buồm, đã được UBND quận Hoàn Kiếm phối hợp với các đơn vị, cá nhân yêu nghệ thuật chính thức giới thiệu với công chúng.

Nằm trên đường Phạm Hùng, Bảo tàng Hà Nội đang trở thành một trong những địa chỉ du lịch hấp dẫn.

Sáng 3/5, Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và triển lãm, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã khai mạc triển lãm mỹ thuật kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, tại nhà triển lãm 29 Hàng Bài, Hà Nội.

Thời gian qua, việc ứng dụng công nghệ số vào lĩnh vực bảo tồn di sản văn hóa trên địa bàn Thủ đô cho thấy tính ưu việt và hiệu quả ngoài mong đợi. Với sự phát triển mạnh mẽ như hiện nay, công nghệ số sẽ thúc đẩy ngành du lịch phát triển bền vững, đồng thời là "cây cầu" kết nối các thế hệ trong bảo tồn, lưu giữ di sản của cha ông.

Lễ hội tại đình làng Thượng Cát thường được tổ chức vào trung tuần tháng 3 âm lịch. Nhiều nét đẹp văn hoá dân gian vẫn được lưu truyền đến ngày nay.

Nhà văn, nhà báo, nghệ nhân Hoàng Anh Sướng đã dành nhiều thời gian để truyền bá văn hoá trà của người Hà Nội nói riêng và Việt Nam nói chung tới bạn bè thế giới.