Phòng chống sốt xuất huyết phải từ cộng đồng

Theo CDC Hà Nội, đang là cao điểm dịch bệnh sốt xuất huyết bởi thời tiết mưa nắng thất thường, nhưng công tác phòng chống dịch bệnh tại cộng đồng chưa được người dân duy trì.

Bà Đoàn Thị Vĩnh là cộng tác viên phòng chống dịch của xã Thụy Hương, huyện Chương Mỹ. Hàng tuần, bà đi đến từng nhà để kiểm tra các bể nước xem có thả cá hay chậu hoa cây cảnh có còn nước tồn đọng hay không.

Bà Đoàn Thị Vĩnh kể: “Nhiệm vụ của chúng tôi là tuyên truyền cho các hộ gia đình dọn dẹp hoặc là có muỗi thì sẽ thường xuyên kiểm tra nhà mình, mắc màn khi đi ngủ”.

Bà Vĩnh đi đến từng nhà để hướng dẫn kiểm tra các bể nước.

Nhờ những cộng tác viên như bà Vĩnh và chính quyền địa phương tổ chức ba đợt thả cá diệt bọ gậy nên từ đầu năm đến nay, xã Thuỵ Hương mới ghi nhận 10 ca sốt xuất huyết, đều đã khỏi bệnh.

Chính quyền địa phương tổ chức ba đợt thả cá diệt bọ gậy.

Ông Dương Đắc Lân - Phó Chủ tịch UBND xã Thụy Hương, cho hay: “Chúng tôi giao nhiệm vụ cho các tổ xung kích mỗi tháng ít nhất một lần đến từng hộ để diệt bọ gậy. Chúng tôi đã tuyên truyền năm 2024 được 32 chương trình phát thanh. Đối với các nhà trường, chúng tôi muốn thay đổi ý thức các cháu học sinh, đưa nội dung này vào các buổi học ngoại khóa để các cháu nhận thức được việc phòng chống sốt xuất huyết không phải của riêng chính quyền địa phương mà phải là của cả hệ thống chính trị và toàn thể nhân dân”.

Nước đọng chỉ một tuần là xuất hiện một lứa muỗi vằn truyền bệnh mới.

Tháng 8 đến tháng 10 là cao điểm của dịch bệnh sốt xuất huyết. Tuần qua, toàn thành phố đã ghi nhận 188 bệnh nhân mắc sốt xuất huyết, tăng 17 trường hợp so với tuần trước. Từ đầu năm đến nay, toàn thành phố Hà Nội ghi nhận gần 1.800 ca bệnh sốt xuất huyết.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã hỗ trợ khẩn cấp cho Việt Nam 1 triệu viên khử khuẩn nước Aquatabs và 500 túi đựng nước nhằm bảo vệ sức khoẻ của hàng trăm nghìn người dân trên khắp các tỉnh của miền Bắc Việt Nam sau sự tàn phá nặng nề mà bão Yagi gây ra.

Bộ Y tế vừa ban hành văn bản số 5400 gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương về việc triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh và vệ sinh môi trường sau mưa lũ và ngập lụt.

Sở Y tế Hà Nội vừa yêu cầu các đơn vị trực thuộc tiếp tục tham gia công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm, cứu nạn; tổ chức cứu chữa miễn phí cho người bị thương.

Năm năm gần đây, xu hướng trẻ hóa bệnh nhân suy thận là vấn đề cần lưu tâm. Theo các bác sĩ, lối sống là một trong những nguyên nhân khiến gia tăng tình trạng suy thận ở người trẻ.

Trong những ngày mưa lũ, để bệnh nhân an tâm điều trị, Bệnh viện K tăng thêm giường lưu trú miễn phí cho người bệnh. Những người bệnh có hoàn cảnh có khăn được nhận suất ăn miễn phí hàng ngày.

Bệnh viện Việt Đức đang liên tục tiến hành hội chẩn cấp cứu từ xa các nạn nhân bị vùi lấp do sạt lở, lũ quét tại Yên Bái, Lào Cai.