Phòng tránh lừa đảo thương mại quốc tế cho doanh nghiệp xuất khẩu

Theo kết quả ghi nhận trong năm 2022, các doanh nghiệp toàn cầu đã phải chịu thiệt hại khoảng 5% doanh thu mỗi năm vì lừa đảo với giá trị trung bình một vụ lừa đảo là 1,7 triệu USD. Dù có nhiều trải nghiệm xuất khẩu nhưng vẫn chưa dày kinh nghiệm để phòng ngừa và đối phó với các lừa đảo và tranh chấp thương mại quốc tế.

Từ đầu năm 2023 đến nay thị trường Canada ghi nhận số lượng lớn các vụ lừa đảo quy mô nhỏ nhưng số lượng tăng rất nhanh, trung bình mỗi tháng 10 vụ, liên quan tới những đòi hỏi của doanh nghiệp nước sở tại về những chứng chỉ không có thật.

Nguyên nhân do thị trường toàn cầu khó khăn, đơn hàng sụt giảm nhiều, các doanh nghiệp nỗ lực tìm kiếm đơn hàng.

Vì thế, khi nhận được đơn hàng doanh nghiệp có xu hướng chủ quan, tin cậy cao nên có sơ hở trong cách tiếp cận và soạn thảo hợp đồng.

Phòng tránh lừa đảo thương mại quốc tế cho DN xuất khẩu

Nhiều doanh nghiệp chưa quen thuộc với văn hoá kinh doanh của các nước nhập khẩu, có khi chưa hiểu biết nhiều các đối tác, hệ thống cơ quan giải quyết tranh chấp, trình tự và thủ tục giải quyết tranh chấp.

Để tránh bị lừa đảo trong thương mại quốc tế, các chuyên gia khuyến cáo, doanh nghiệp trước khi đi đến ký kết cần yêu cầu đối tác cung cấp các thông tin có bản sao công chứng của nước sở tại về tình trạng hoạt động của doanh nghiệp, người đại diện pháp luật, nghĩa vụ hoàn thành thuế, báo cáo tài chính…

Cần thảo luận kỹ các điều khoản trong hợp đồng như phương thức thanh toán cần có bảo lãnh của ngân hàng bên mua, nâng cao % đặt cọc (lên 35-40% giá trị lô hàng).

Tăng cường phối hợp với các hiệp hội, ngành hàng nước sở tại để giúp xác minh tính xác thực cũng như uy tín của doanh nghiệp.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Khoảng trống tài chính của doanh nghiệp nhỏ và vừa (doanh nghiệp SME) ở Việt Nam ước tính khoảng 24 tỷ USD - gấp 2,11 lần mức cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa hiện tại.

Thị trường sản phẩm Halal tại Trung Đông đầy tiềm năng đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam. Nhưng nhiều doanh nghiệp chưa tận dụng cơ hội khai thác.

Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công Thương) khuyến cáo doanh nghiệp thường xuyên theo dõi thông tin, trao đổi với đối tác để nắm bắt thông tin sớm về khả năng bị điều tra phòng vệ thương mại mặt hàng xuất khẩu.

Sự phát triển bùng nổ của thương mại điện tử đã hỗ trợ tích cực cho hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam. Xu hướng chuyển đổi từ kinh doanh truyền thống sang các nền tảng số được coi là giải pháp hữu hiệu giúp các doanh nghiệp, đặc biệt là khối doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ thâm nhập, mở rộng thị trường xuất khẩu.

Doanh nghiệp ngành sữa duy nhất của Việt Nam cũng như của châu Á, Vinamilk vừa được vinh danh tại hạng mục Green Leadership (Lãnh đạo xanh) theo Giải thưởng Doanh nghiệp Trách nhiệm châu Á.

Tổng giá trị sản xuất kinh doanh của 6 doanh nghiệp thuộc Bộ Xây dựng ước đạt gần 30.000 tỷ đồng, bằng 94% so với cùng kỳ năm 2023 nhưng chỉ đạt 45% kế hoạch năm 2024.