Phòng tránh lừa đảo trong thương mại quốc tế

Trên cơ sở đề xuất của các địa phương, hiệp hội, doanh nghiệp, Hội nghị “Phòng tránh lừa đảo trong thương mại quốc tế” đã diễn ra. Hội nghị đã chia sẻ kinh nghiệm, thông tin về các quy định, nhận diện được những rủi ro trong hoạt động thương mại. Từ đó phòng, tránh việc lừa đảo và tranh chấp thương mại khi triển khai hoạt động xuất nhập khẩu.

Bộ Công Thương cho biết, tranh chấp và gian lận thương mại hiện đang là một vấn đề tồn tại trong giao dịch thương mại quốc tế mà các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam luôn phải tính đến, trong bối cảnh thương mại quốc tế nhiều biến động, rủi ro.

Doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam dù đã có trải nghiệm, nhưng đa số là các doanh nghiệp quy mô nhỏ và vừa, chưa dày kinh nghiệm phòng ngừa và đối phó với các lừa đảo và tranh chấp thương mại quốc tế.

Bà Trần Thu Quỳnh – Tham tán thương mại Việt Nam tại Canada: “Các doanh nghiệp Việt Nam nhiều khi tham các đơn hàng lớn mà sẵn sàng bỏ những khoản tiền nhỏ để mà lấy những chứng chỉ giả này thì chúng tôi cũng khuyến cáo các doanh nghiệp Việt Nam trong thời gian tới, một là liên hệ với chúng tôi tại Canada, hai là liên hệ trực tiếp với đại sứ quán để làm khâu xác minh này. Ngoài ra do nền pháp chế cũng như là các cổng thông tin điện tử của Canada rất minh bạch, chúng tôi cũng đã hướng dẫn các doanh nghiệp trên cổng thông tin điện tử của thương vụ về các hình thức xác minh doanh nghiệp dễ dàng”.

Sau Hội nghị này, để tập trung giải quyết theo thẩm quyền hoặc báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Bộ Công Thương sẽ tiếp tục tổng hợp đầy đủ nhu cầu hỗ trợ và các kiến nghị, đề xuất của các địa phương, hiệp hội, doanh nghiệp, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan xem xét chỉ đạo giải quyết những vấn đề thuộc thẩm quyền của Chính phủ; góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất và xuất khẩu, hỗ trợ doanh nghiệp trong ngành tham gia sâu hơn nữa vào chuỗi giá trị toàn cầu, cạnh tranh bình đẳng trong hội nhập quốc tế, cơ bản đáp ứng nhu cầu sản phẩm dược liệu của thị trường trong nước và phát triển xuất khẩu.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Trung Quốc là một trong những nước mua nhiều vàng nhất, bổ sung vào dự trữ quốc gia liên tục từ năm 2022 đến nay. Trong tháng 4/2024, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBOC) mua vàng bổ sung vào dự trữ đến tháng thứ 18 liên tiếp, dù rằng tốc độ mua đã có phần chững lại trong bối cảnh giá vàng lập nhiều kỷ lục mới.

Chiều 8/5, Ngân hàng Nhà nước đã công bố kết quả đấu thầu vàng miếng SJC sáng 8/5 với hơn 20% lượng vàng trúng thầu, giá trúng thầu duy nhất là 86,05 triệu đồng/lượng, cao hơn khoảng 800.000 đồng/lượng so với giá các doanh nghiệp vàng mua vào trên thị trường (85,3 triệu đồng/lượng).

Phiên đấu thầu vàng miếng sẽ được Ngân hàng Nhà nước tổ chức vào sáng nay (8/5) với mức giá khởi điểm được đưa ra là 85,3 triệu đồng/lượng. Đây là mức cao hơn nhiều so với các lần trước, trong bối cảnh giá vàng trong nước liên tục lập kỷ lục mới.

Theo bộ Công Thương, chỉ số giá tiêu dùng trong nước có thể tăng sau khi thực hiện cải cách tiền lương từ ngày 1/7 và điều chỉnh giá điện theo cơ chế mới.

Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm nay (7/5) đã chính thức bắt đầu nhiệm kỳ tổng thống mới, trong bối cảnh cuộc xung đột tại Ukraine vẫn chưa lắng dịu và mối quan hệ với phương Tây rơi xuống mức thấp nhất trong nhiều năm.

Giá dầu đã bất ngờ tăng trong phiên giao dịch hôm qua, sau khi Arab Saudi tăng giá dầu thô tháng 6 đối với hầu hết các khu vực do những lo ngại về tình hình xung đột ở Dải Gaza.