Phong tục đón Tết Nguyên đán ở các nước châu Á

Trong khi các nước phương Tây đón năm mới theo dương lịch thì nhiều quốc gia châu Á lại đón năm mới theo lịch âm. Tết Nguyên đán, hay còn gọi là Tết Âm lịch, là một trong những nét văn hóa truyền thống lâu đời của người dân nhiều nước châu Á.

Trung Quốc

Tại Trung Quốc, Tết Nguyên đán được xem là một trong những ngày lễ quan trọng nhất trong năm. Đây là kỳ nghỉ lễ dài nhất tại nước này. Từ ngày 8/12 âm lịch, người dân Trung Quốc từ khắp nơi trên thế giới đã bắt đầu đổ về quê ăn Tết cùng gia đình. Họ cũng bắt đầu trang hoàng nhà cửa bằng những đồ trang trí có màu đỏ từ vài tuần trước Tết với mong muốn một năm mới an lành, may mắn. Các gian hàng bán câu đối, tranh cắt giấy, đèn lồng đỏ tấp nập người mua. 

Vào thời khắc giao thừa, các thành viên trong gia đình người Trung Quốc thường cùng nhau ăn bữa cơm sum họp để chào năm mới. Theo quan niệm của người Trung Quốc, bữa cơm giao thừa mang ý nghĩa quan trọng, thể hiện sự hạnh phúc của mỗi gia đình. Bữa cơm sum họp gia đình của người Trung Quốc không thể thiếu các món ăn như cá, chả giò, bánh tổ và bánh bao… với quan niệm những món ăn ngày Tết đều có ý nghĩa tiễn những điều không may của năm trước và rước tài lộc may mắn vào nhà. 

Ngày đầu năm mới, những người lớn tuổi ở Trung Quốc thường tặng bao lì xì đỏ cho trẻ em hoặc những người chưa lập gia đình. Biểu diễn múa lân, đốt pháo sáng là những hoạt động phổ biến ở Trung Quốc vào dịp đầu năm mới. Những lễ hội đón Tết thường kéo dài đến hết ngày 15/1 âm lịch.

Hàn Quốc

Ở Hàn Quốc, Tết Nguyên đán còn được gọi là Seollal. Cũng giống như ở Việt Nam, Tết Seollal bắt đầu từ ngày 1/1 âm lịch và thường kéo dài trong 3 ngày. Trong dịp nghỉ Tết, người dân nghỉ làm để trở về thăm quê hương, sum vầy bên gia đình. Người dân Hàn Quốc thường mặc hanbok, thực hiện các nghi lễ của tổ tiên và ăn các món ăn truyền thống vào dịp năm mới, trong đó không thể thiếu là món canh bánh gạo Tteokguk. Theo truyền thống, người dân Hàn Quốc sẽ thêm một tuổi trong dịp năm mới, sau khi ăn món canh Tteokguk. Tham gia các trò chơi dân gian cũng là một hoạt động phổ biến để chào mừng năm mới ở Hàn Quốc.

Triều Tiên

Giống như những nước Đông Á khác, người dân Triều Tiên cũng có những nghi lễ đặc biệt để tưởng nhớ tổ tiên. Trong dịp này, người dân Triều Tiên đi chúc Tết họ hàng và đặt hoa ở tượng đài cố Chủ tịch Kim Nhật Thành và Kim Jong Il, sau đó chụp ảnh kỷ niệm tại đây. Trong ngày đầu năm mới, người dân Triều Tiên ăn bánh songpyeon, một loại bánh gạo nặn theo hình trăng lưỡi liềm thể hiện quan niệm sống "Trăng khuyết rồi trăng lại tròn" như cuộc đời vẫn đổi thay, xoay vần của họ.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Đài phun nước Trevi ở Italy đã được mở cửa lại sau hơn hai tháng vệ sinh và phục hồi, một phần trong công tác chuẩn bị của Rome cho Năm Thánh Công giáo La Mã 2025.

Tổng thống Nga Vladimir Putin đã tiếp Thủ tướng Slovakia Robert Fico tại Điện Kremlin vào tối ngày 22/12.

Tổng thống đắc cử Donald Trump vừa bày tỏ sự ủng hộ việc cho phép TikTok tiếp tục hoạt động tại Mỹ trong ít nhất một thời gian ngắn và nói rằng, ông đã nhận được hàng tỷ lượt xem trên nền tảng truyền thông xã hội này trong chiến dịch tranh cử tổng thống của mình.

Tại ngôi làng Ponikla ở Cộng hòa Séc, nghề thổi thủy tinh có truyền thống hơn 150 năm tuổi vẫn đang được duy trì. Nhà xưởng Rautis, đơn vị duy nhất trên thế giới còn sản xuất đồ trang trí Giáng sinh từ cát thủy tinh, không chỉ đang bảo tồn một nghề thủ công truyền thống mà còn góp phần đưa kỹ thuật này đến đông đảo bạn bè quốc tế.

Dữ liệu của Cơ quan Thống kê châu Âu (Eurostat) công bố mới đây cho thấy, trong tháng 10 vừa qua, Liên minh châu Âu (EU) đã mua dầu từ Nga với tổng trị giá 687,5 triệu euro (khoảng 735,6 triệu USD), mức cao nhất kể từ tháng 2 năm nay.

Albania công bố lệnh cấm TikTok trong vòng một năm do lo ngại về ảnh hưởng của mạng xã hội lên trẻ em. Quyết định được đưa ra sau vụ một thiếu niên 14 tuổi bị bạn học đâm chết vì những tranh cãi qua lại trên mạng xã hội.