Phòng vệ thương mại đối với hàng xuất khẩu Việt Nam

Sáng nay, Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị giao ban Xúc tiến thương mại với hệ thống Thương vụ Việt Nam ở nước ngoài với chủ đề “Khuyến nghị liên quan đến việc điều tra chống trợ cấp đối với hàng xuất khẩu Việt Nam”.

Báo cáo của Cục Phòng vệ thương mại, Bộ Công Thương, cho biết, trong bối cảnh nhiều Hiệp định thương mại tự do (FTA) giữa Việt Nam và các nước, khu vực có hiệu lực, Việt Nam đang trở thành một nền kinh tế có độ mở cao và ngày càng hội nhập sâu hơn vào kinh tế quốc tế. Nhiều ngành sản xuất/xuất khẩu của Việt Nam đang có những bước phát triển vượt bậc, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam liên tục tăng trưởng mạnh thời gian gần đây.

Toàn cảnh hội nghị

Cụ thể, tính chung 8 tháng năm 2024, tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa sơ bộ đạt 265,09 tỷ USD, tăng 15,8% so với cùng kỳ năm ngoái. Ngoài những lợi thế đặc thù của quốc gia đang phát triển như giá nhân công rẻ, giá thành sản xuất thấp, thì việc hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam ngày càng đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng quốc tế càng khiến hàng hóa Việt Nam trở thành mối đe dọa lớn cho ngành sản xuất của nhiều quốc gia nhập khẩu.

Do vậy, để hạn chế thiệt hại đối với ngành sản xuất trong nước của mình, nhiều quốc gia đang ngày càng tích cực hơn trong việc sử dụng các công cụ phòng vệ thương mại, gồm biện pháp chống bán phá giá, biện pháp chống trợ cấp và tự vệ lên hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam. Điều này khiến số lượng vụ việc phòng vệ thương mại của nước ngoài đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam ngày càng gia tăng.

Tính đến hết năm 2011, số lượng vụ việc nước ngoài điều tra áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam chỉ dừng ở con số 54 vụ việc, nhưng kể từ đó đến nay đã tăng thêm 207 vụ việc. Trong tổng số 261 vụ việc mà Việt Nam phải đối mặt tới nay, có 142 vụ điều tra chống bán phá giá, 38 vụ điều tra chống lẩn tránh, 28 vụ điều tra chống trợ cấp và 53 vụ điều tra tự vệ.

Năm 2020 là năm Cục Phòng vệ thương mại phải xử lý nhiều vụ việc phòng vệ thương mại nhất, với 39 vụ. Còn tính đầu năm tới nay, Cục Phòng vệ thương mại đã và đang xử lý 14 vụ việc mới phát sinh.

Ông Nguyễn Hoàng Long, thứ trưởng Bộ công thương ( ở giữa) chủ trì hội nghị

Cục Phòng vệ thương mại cho biết, bên cạnh số lượng vụ việc ngày càng gia tăng, công tác điều tra của nước ngoài đối với hàng hóa Việt Nam ngày càng mở rộng. Ngoài việc hầu hết các thị trường xuất khẩu truyền thống lớn đều đã khởi xướng điều tra hàng hóa nước ta, thì số vụ việc do các nước ASEAN tiến hành cũng tăng và một số quốc gia chưa từng điều tra hoặc ít điều tra nước ta, như Mexico, Nam Phi, Đài Loan (Trung Quốc) cũng bắt đầu điều tra Việt Nam.

Đặc biệt, phạm vi sản phẩm bị điều tra ngày càng đa dạng, xu hướng điều tra ngày càng khắt khe, không chỉ giới hạn ở các mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn như tôm, cá tra, thép, gỗ, pin mặt trời… mà mở rộng với những sản phẩm có giá trị và lượng xuất khẩu trung bình và nhỏ như máy cắt cỏ, mật ong, đĩa giấy, ghim dập... Trong khi đó, mức thuế phòng vệ thương mại có thể bị đẩy lên do vấn đề kinh tế thị trường, do một số nước như Hoa Kỳ chưa công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường nên sử dụng chi phí của một nước thứ ba để tính giá trị thông thường trong các vụ việc chống bán phá giá.

Trong quá trình bảo vệ quyền lợi cho các doanh nghiệp sản xuất/xuất khẩu của Việt Nam trước mỗi vụ việc phòng vệ thương mại, Cục Phòng vệ thương mại cho rằng kết quả kháng kiện phụ thuộc rất lớn vào chất lượng phối hợp giữa các bên liên quan. Trong đó, vai trò của các cơ quan thương vụ của Việt Nam ở nước ngoài là vô cùng quan trọng.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Tổng cục Thuế đã yêu cầu cục thuế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tăng cường phối hợp thực hiện chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong lĩnh vực thuế trong thời gian tới.

Cơ quan An ninh điều tra Công an thành phố Hà Nội đang điều tra vụ án "Tổ chức cho người khác trốn đi nước ngoài".

Bộ Công an đề xuất khi sản xuất dao có tính sát thương cao phải đóng, khắc nhãn hiệu, ký hiệu hoặc tên cơ sở lên trên sản phẩm.

Trên các tuyến đường cao tốc, cấm tuyệt đối xe gắn máy, xe thô sơ và người đi bộ, nhưng nhiều người vẫn viện đủ lý do để vi phạm.

Đường Giải Phóng, đoạn giao cắt với đường Kim Đồng thuộc quận Hoàng Mai, đang bị xuống cấp nghiêm trọng. Mặt đường chằng chịt ổ voi, ổ gà, mấp mô gây khó khăn cho người điều khiển các phương tiện.

Vỉa hè đường Phú Mỹ quận Nam Từ Liêm vốn có cảnh quan rộng thoáng và xanh mát, nhưng lại đang bị các hộ kinh doanh lấn chiếm.