Phục dựng xe Cub 'hoàng kim' một thời
Honda Cub - dòng xe máy mang tính hoài cổ, dành cho những ai yêu thích giá trị xưa cũ, phong cách cổ điển, tưởng chừng đã rơi vào lãng quên khi hàng loạt mẫu xe tay ga hiện đại xâm chiếm thị trường. Nhưng vài năm trở lại đây, mẫu xe “biểu tượng” vượt thời gian này bỗng trở thành trào lưu, một thú chơi độc, lạ khiến nhiều người mê mẩn.
Xuất hiện lần đầu vào năm 1958, Honda Cub là xe mô tô động cơ 4 thì 49 cm3 do Honda sản xuất. Dòng xe này xuất hiện lần đầu tiên tại thị trường Mỹ và mở màn cho sự thống trị thị trường xe mô tô của hãng xe huyền thoại Nhật Bản. Tính đến thời điểm hiện nay, Honda Cub là một trong những dòng xe có số lượng bán ra nhiều nhất trên thế giới. Cái tên Cub xuất phát từ ý nghĩa Cheap Urban Bike (có nghĩa là xe đô thị rẻ tiền), ý nghĩa của tên gọi nói lên mục đích cho ra đời dòng xe này của Honda, đó chính là tạo ra một dòng xe mô tô giá rẻ, phổ biến đối với người dân thành phố.
Những năm 80, 90 ở Hà Nội, Honda Cub là dòng xe thời thượng và đắt đỏ mà không phải ai cũng có điều kiện để sở hữu. Trải qua hàng chục năm, khi mà giờ đây đã có nhiều phân khúc xe máy cao cấp hơn, nhưng nhiều người yêu thích dòng xe cub vẫn cố gắng tìm mọi cách để phục dựng lại chiếc xe Honda cũ của mình - một cách hồi sinh lại vẻ đẹp ban đầu của thứ tài sản quý giá mà họ đã từng sở hữu.
Xưởng xe của anh Phạm Văn Pháp nằm trên con phố Nguyễn Khang - Thanh Xuân - Hà Nội đã nhiều năm nay. Đây là điểm đến quen thuộc của nhiều người chơi xe cub. Ở cái xưởng nhỏ bé này, từng loại phụ tùng tân trang cho xe Cub có đủ loại. Thậm chí, có loại phụ từng có tuổi đời hơn 50 năm.
Xe Cub là hình ảnh quen thuộc gắn liền với khá nhiều người. Ngày nay, trong nhịp sống hiện đại, đâu đó trên đường phố ta vẫn thấy thấp thoáng bóng dáng chiếc xe Cub, dù màu sơn có phai nhưng xe vẫn chạy bon bon. Không chỉ vậy, có một trào lưu được giới chơi xe ưa thích, đó chính là thú chơi xe Cub độ, kết hợp với các chi tiết phụ tùng hiếm, độc đáo để cho ra đời một chiếc xe vừa mang đậm dấu ấn thời gian, vừa thể hiện nét cá tính của dòng xe cổ.
Hà Nội không chỉ có bốn mùa quen thuộc xuân - hạ - thu - đông, mà còn có cả một mùa để lưu giữ những bức ảnh, những thước phim, những xúc cảm và kỷ vật vô giá của một thời học trò dấu yêu sẽ không bao giờ trở lại.
Bảo tàng Sinh học, Đại học Tổng hợp (nay là Trường Đại học Khoa học Tự nhiên) được thành lập năm 1926. Đây là Bảo tàng Sinh học đầu tiên của Đông Dương. Trong dịp Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024, lần đầu tiên, Bảo tàng đặc biệt này mở cửa cho người dân tham quan.
Không phải ngẫu nhiên mà Hà Nội được gọi là đất Kẻ Chợ. Theo các ghi chép lịch sử, thành Đại La từ xưa là một khu chợ của cả lưu vực sông Hồng, vậy nên người dân khắp nơi đổ về đây trước hết là để buôn bán, dần dần về sau, họ lập thành các phường nghề, rồi làng nghề và hình thành nên các con phố "hàng" trên mảnh đất Kinh kỳ.
Bà con tại xã Dương Liễu, Hoài Đức, Hà Nội tất bật với công việc làm miến rong để chuẩn bị cho nhu cầu thực phẩm ngày Tết của người dân, công việc làm miến dù vất vả nhưng đã trở thành nhịp sống quen thuộc của người dân nơi đây.
Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam chính là một trong những nơi lưu giữ mảnh ghép quá khứ không thể thiếu của người dân nước Việt và nhờ những mảnh ghép ấy mà chúng ta có được ngày hôm nay.
Chụp ảnh đường phố Hà Nội là cách để những người vừa có đam mê với nghệ thuật nhiếp ảnh, vừa có tình cảm với mảnh đất Thủ đô ghi lại những khoảng khắc đời thường nhất của cuộc sống hàng ngày.
0