Phục hồi thị trường BĐS, doanh nghiệp cần giảm giá nhà

Mặc dù thị trường BĐS đã qua giai đoạn khó khăn nhất nhờ các chính sách kích cầu của Chính phủ. Trong đó gắn liền với những động thái cụ thể như tập trung tháo gỡ khó khăn về pháp lý, thủ tục hành chính, giảm lãi suất cho vay hay đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công. Tuy nhiên để thị trường BĐS có thể hồi phục thì buộc doanh nghiệp phải có trách nhiệm, một mặt cơ cấu lại tài chính để bảo đảm trả nợ đúng hạn, mặt khác trong trường hợp cần thiết doanh nghiệp cần giảm giá nhà để bảo đảm dòng tiền.

Từ đầu năm 2023 đến nay, với các động thái thúc đẩy quyết liệt của Chính phủ và các bộ, ngành, thị trường bất động sản đã ghi nhận chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, nguồn cung và tỷ lệ hấp thụ vẫn giảm sâu.

Quý III/2023 nguồn cung sơ cấp (từ chủ đầu tư) đạt khoảng 38.000 sản phẩm, trong đó 90% đến từ các dự án hiện hữu, chỉ 10% là nguồn cung mới. Điển hình, tại Hà Nội nguồn cung mới căn hộ chỉ có 1.500 sản phẩm giảm đến 66% theo năm. Tỷ lệ hấp thụ trên toàn thị trường trong quý mặc dù đã có dấu hiệu cải thiện song cũng chỉ đạt khoảng 20-22%. Tính chung trong 9 tháng năm 2023, thanh khoản vẫn tiếp tục suy giảm 15-20%. Trong khi đó nhu cầu về nhà ở không ngừng tăng gây "áp lực" lên nguồn cung thúc đẩy giá bất động sản liên tục thiết lập mặt bằng mới.

Ông Nguyễn Anh Quê – Chủ tịch Tập đoàn G6 cho biết: “Dân số trẻ tại các đô thị chiếm đến 70%, chính vì vậy mà áp lực về nhà ở các đô thị ngày càng tăng đặc biệt là Hà Nội và TP.HCM. Các thành phố đang bị áp lực về hạ tầng đất đai dẫn đến giá nhà ngày càng cao”.

Dữ liệu do Công ty tư vấn Savills mới công bố cho thấy, các chủ đầu tư ở Hà Nội vẫn tiếp tục tăng giá bán nhà bất chấp giao dịch vẫn trầm lắng. Giá bán sơ cấp căn hộ trung bình tại thị trường Hà Nội trong quý III đạt 53 triệu đồng/m2, tăng mạnh 17% so với năm ngoái. So với quý I/2023 giá chung cư tại Hà Nội tăng từ 1 - 5%. Trong đó căn hộ phân khúc cao cấp hiện đã tăng 4%, lên mức 69,8 triệu đồng/m2. Phân khúc trung cấp tăng 5% dao động quanh mức 39,1 triệu đồng/m2. Còn với phân khúc bình dân mức giá đã tăng 1% và trung bình rơi vào khoảng 25,2 triệu đồng/m2.

Như vậy giá căn hộ đã tăng trong 19 quý liên tiếp, nếu so sánh sự tăng trưởng thu nhập bình quân đầu người tại Hà Nội đang ở mức thấp hơn so với mức tăng trưởng giá căn hộ. Người mua có nhu cầu ở thực khó có thể tiếp cận được sản phẩm khiến thanh khoản của thị trường sụt giảm mạnh. Trong khi đó các kênh huy động vốn khác như trái phiếu, vay nợ ngân hàng cũng gần như đình trệ, đẩy doanh nghiệp vào vòng xoáy khát vốn.

Ông Nguyễn Minh Phong - chuyên gia kinh tế chia sẻ: “Hiện nay các nhà đầu tư đang rất hạn hẹp, nếu không nói là cạn kiệt các nguồn thu và giá BĐS để từ đó tạo ra nguồn thu đó có lẽ là nguồn duy nhất, vì thế việc giảm và cắt lỗ đối với họ tương đối khó khăn".

Đứng trước thực trạng thị trường bất động sản khó khăn, từ đầu năm đến nay Chính phủ đã đưa ra giải pháp tháo gỡ khó khăn về vốn, pháp lý, thanh khoản. Tuy nhiên để có thể tăng thanh khoản cho thị trường song song với các biện pháp nhằm tháo gỡ cho thị trường của Chính phủ, các doanh nghiệp cũng cần phải tái cơ cấu, xem xét giảm giá bán, tập trung vào các dự án nhà giá rẻ phù hợp với nhu cầu của người dân.

“Chúng ta phải tạo ra được các dự án phù hợp với thị trường thì thị trường sẽ hấp thụ tốt. Trước mắt trong giai đoạn vẫn còn đang khó khăn này, tôi nghĩ các chủ đầu tư nên hoàn thiện hồ sơ pháp lý của tất cả các dự án bất động sản và chuẩn bị tất cả những gì cần thiết nhất để khi thị trường bắt đầu có dấu hiệu hồi phục thì tập trung vào đấu tư. Nói như thế thì cũng phải cơ cấu lại doanh nghiệp phù hợp, cái gì cần phát triển trước, cái gì cần phát triển sau nhất là trong cái thời điểm khó khăn hiện nay”, ông Lê Hồng Hoán - Chủ tịch Công ty Cổ phần Tập đoàn Đất Việt cho biết.

Tại Hội nghị bàn giải pháp tháo gỡ khó khăn về tăng trưởng tín dụng cho sản xuất kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng và ổn định kinh tế vĩ mô mới đây, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cho rằng các doanh nghiệp bất động sản cần phải có trách nhiệm chung, đảm bảo "lợi ích hài hoà, rủi ro chia sẻ" thì mới là phù hợp, đúng đắn, thúc đẩy được sự phát triển. Đã đến lúc doanh nghiệp cần phải thay đổi phương án kinh doanh, quản lý và việc cấp thiết nhất là giảm giá nhà phù hợp với giá trị thực và tình hình kinh tế chung. Có như vậy thị trường BĐS mới có hi vọng hồi phục.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội chỉ đạo các sở, ngành liên quan nghiên cứu chuyển đổi khu nhà ở sinh viên Pháp Vân - Tứ Hiệp tại quận Hoàng Mai thành nhà ở xã hội cho thuê, nhằm đáp ứng yêu cầu của người thu nhập thấp.

Cuộc đấu giá 20 thửa đất ở xã Tiền Yên, huyện Hoài Đức đã kết thúc vào hơn 17h chiều nay (4/11) sau 11 vòng đấu.

Sáng 4/11, 20 thửa đất ở xứ đồng Lòng Khúc, xã Tiền Yên, huyện Hoài Đức được đưa ra đấu giá. Đáng chú ý, sau khi tạm dừng để rà soát, giá khởi điểm các lô đất này vẫn được áp rất thấp chỉ từ 7,3 triệu đồng/m².

Giá nhà đất đang bị đẩy cao phi lý. Nhiều người thu nhập thấp không có cơ hội tiếp cận nhà ở, nhưng trên địa bàn thành phố vẫn còn nhiều dự án bất động sản bị bỏ hoang. Nghịch lý này cho thấy sự cấp thiết trong việc ban hành các cơ chế, chính sách kịp thời để tránh lãng phí tài nguyên đất đai - một nguồn lực lớn trong phát triển kinh tế xã hội.

Tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh đã chỉ ra nhiều tồn tại của thị trường bất động sản (BĐS).

Sáng 3/11, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự thảo Nghị quyết thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất.