Phúc Long kinh doanh ra sao sau khi về tay Masan?

Thương vụ Masan thâu tóm Phúc Long là sự kiện M&A được chú ý nhất trong năm qua. Đến nay đã hơn một năm kể từ khi Phúc Long về tay Masan, hiện chuỗi đồ uống này đang kinh doanh ra sao, và Masan đã tìm ra được lời giải cho mô hình ki-ốt Phúc Long sau khi phải đóng cửa 150 ki-ốt trong vòng 6 tháng cuối năm ngoái?

Báo cáo công bố thông tin lợi nhuận 6 tháng đầu năm của Masan (mã chứng khoán: MSN) mới đây cho thấy, lần đầu Công ty cổ phần Phúc Long Heritage (công ty con của Masan sở hữu chuỗi đồ uống Phúc Long) ghi nhận doanh thu và lợi nhuận sụt giảm. Cụ thể, doanh thu thuần quý II/2023 của Phúc Long Heritage đạt 372 tỷ đồng, giảm 14,4% so với cùng kỳ 2022. Lợi nhuận trước thuế, trước khấu hao và lãi vay (EBITDA) quý II chỉ đạt 63 tỷ đồng, giảm 33,3% so với cùng kỳ. Lũy kế 6 tháng đầu năm, lợi nhuận trước thuế, trước khấu hao và lãi vay của Phúc Long đạt 128 tỷ đồng, giảm 8,5% so với con số 140 tỷ đồng cùng kỳ.

Masan thâu tóm Phúc Long là sự kiện M&A được chú ý nhất trong năm qua. 

Báo cáo bán niên 2023 của Masan không nói rõ kế hoạch kinh doanh cho mô hình ki-ốt Phúc Long đang được thực hiện như thế nào, có nhân rộng hay phải tiếp tục đóng cửa thêm ki-ốt như trước đó. Masan chỉ cho biết, Phúc Long tiếp tục thí điểm mô hình Hub & Spokes mới để cải thiện hiệu quả hoạt động của các ki-ốt.

Tuy nhiên, trong báo cáo thường niên 2022 của Masan cho thấy, 6 tháng cuối năm 2022, Masan đã phải đóng cửa 150 ki-ốt Phúc Long, và cho biết đang điều chỉnh mô hình này trong nửa đầu năm 2023 trước khi tiếp tục mở rộng quy mô. Như vậy, có thể thấy việc mở rộng mạng lưới thông qua hàng nghìn ki-ốt Phúc Long với mục tiêu đưa chuỗi thương hiệu đồ uống này thành công ty trà và cà phê số một Việt Nam đã không như kỳ vọng của Masan. Báo cáo thường niên 2022 cũng nêu rõ, Phúc Long Heritage đặt mục tiêu doanh thu từ 2.500 – 3.000 tỷ đồng trong năm 2023 nhờ vào nhiều cửa hàng đại diện được khai trương, triển khai tích hợp khách hàng thân thiết vào tư cách thành viên WIN của Masan và tăng cường đổi mới thực đơn trong 6 tháng cuối năm 2023. Tuy nhiên trên thực tế, nửa đầu năm 2023, doanh thu thuần chuỗi Phúc Long mới chỉ đạt 783 tỷ đồng thì kế hoạch doanh thu trên khả năng cao không thể đạt được.

Phúc Long tiếp tục thí điểm mô hình Hub & Spokes mới. 

Kết thúc năm 2022, Phúc Long Heritage đạt doanh thu 1.597 tỷ đồng, lợi nhuận trước lãi vay, thuế và khấu hao là 195 tỷ đồng. Trong đó, riêng nhóm cửa hàng flagship của Phúc Long đạt doanh thu hơn 1.100 tỷ với lợi nhuận hơn 330 tỷ đồng. Điều này cho thấy, mô hình ki-ốt của Phúc Long có thể đang bị lỗ và đóng góp con số âm vào lợi nhuận.

Vào cuối tháng 5/2021, tập đoàn Masan đã bỏ 15 triệu USD để mua 20% cổ phần Phúc Long. Tháng 2/2022, Masan đã mua thêm 31% cổ phần Phúc Long với giá 110 triệu USD, nâng mức sở hữu lên 51% cổ phần. Tới tháng 8/2022, Masan đã tiến hành mua thêm 34% lợi ích vốn chủ sở hữu của Phúc Long Heritage với giá trị tương đương 155 triệu USD, nâng tổng mức sở hữu tại Phúc Long lên 85%. Báo cáo tài chính hợp nhất 2022 của Masan cho thấy, trong bảng cân đối kế toán hợp nhất, tại ngày 31/12/2022, tổng nợ tài chính của Masan tăng 12.815 tỷ đồng lên 70.993 tỷ đồng so với mức 58.178 tỷ đồng năm 2021. Một trong những nguyên nhân chính của việc tăng nợ là để mua lại Phúc Long Heritage.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Sau nhiều lần rao bán không thành công các khoản nợ xấu của Tập đoàn Tân Hoàng Minh và loạt công ty thành viên, Ngân hàng Agribank mới đây lại tiếp tục đại hạ giá các khoản nợ này.

Kỳ nghỉ lễ kéo dài 5 ngày trong khi người dân đổ xô đi du lịch thì rất nhiều công nhân chọn ở lại nhà máy để tăng ca, vừa có thêm thu nhập, vừa đảm bảo tiến độ giao hàng cho công ty. Trong bối cảnh những tháng đầu năm đơn hàng có nhiều cải thiện, việc tăng ca, làm việc xuyên lễ có ý nghĩa tích cực với thị trường lao động, việc làm.

Ðể ứng phó với tình trạng thiếu điện dự báo xảy ra trong năm 2024, ngay từ đầu hè, nhiều doanh nghiệp, các cơ quan chức năng đã có phương án điều chỉnh, thực hiện các giải pháp cắt giảm, tiết kiệm năng lượng để bảo đảm duy trì sản xuất.

Theo Tổng cục Thống kê, tính chung bốn tháng đầu năm 2024, cả nước có 81,3 nghìn doanh nghiệp dân doanh đăng ký thành lập mới và quay trở lại hoạt động, tăng 3% so với cùng kỳ năm trước.

Trong Đại hội đồng Cổ đông thường niên của Masan (mã chứng khoán là MSN), bên cạnh các báo cáo về tình hình hoạt động của doanh nghiệp, thông tin về sản phẩm mới sắp ra mắt của công ty thành viên Masan Consumer cũng thu hút sự chú ý của người tham dự. Đó là "cơm tự chín".

Hôm nay (25/4), tập đoàn Vingroup (mã chứng khoán: VIC) đã tổ chức họp Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2024. Một trong những phát biểu đáng chú ý nhất tại sự kiện chính là việc, chủ tịch Vingroup Phạm Nhật Vượng cho biết sẽ tài trợ thêm 1 tỉ USD cho VinFast trong thời gian tới.