Phúc Thọ tập trung khắc phục thiệt hại bão lũ
Là xã nằm hoàn toàn ngoài bãi sông Hồng, Vân Hà bị ảnh hưởng nặng nề bởi nước lũ dâng cao, ước có khoảng 60 ha bưởi bị hư hỏng.
Gia đình anh Nguyễn Xuân Thủy, thôn Bãi Cháy, có diện tích trồng cây bưởi và cây chanh lớn nhất huyện, với 8 ha. Mưa bão và nước lũ khiến 90% diện tích bị ngập nước, bùn đất bao phủ, cây chết trắng vườn.
Anh Nguyễn Xuân Thủy tính: “Nếu để tính về thiệt hại thì ngoài sức tưởng tượng của gia đình chúng tôi vì chúng tôi chỉ biết xây đắp vào thôi chứ chưa thể tính được chuyện bị xóa xổ nhanh như vậy. Nếu để tính thiệt hại thì con số sẽ rất lớn, có thể lên đến 5-10 tỷ”.
Chung cảnh tan hoang, gia đình ông Nguyễn Văn Vương, thôn 4, xã Vân Nam, có 3 ha trồng 8.000 cây chuối tây đang đến kỳ chuẩn bị cho thu hoạch để xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc. Sản lượng ước đạt khoảng 130 đến 150 tấn chuối. Thế nhưng, còn lại chỉ là hoang tàn. Không những thất thu, gia đình còn phải bỏ ra một khoản tiền khá lớn để thuê nhân công thu gom tàn tích để lại sau bão lũ.
Ông Nguyễn Văn Vương cho hay: “Tôi thuê công nhân khoảng 7-8 người chỉ để dọn dẹp thôi, cuối năm gây giống rồi sang năm thu. Còn bây giờ đã lỡ thời rồi, để lại cũng không được vì không vào vụ, cây con không thể phát triển được, đành phải chờ 3-4 tháng nữa”.
Trước những thiệt hại lớn về sản xuất nông nghiệp do bão số 3 và mưa lũ gây ra, huyện Phúc Thọ xác định vụ đông là vụ chính, có ý nghĩa quan trọng trong đảm bảo thu nhập, ổn định đời sống cho nhân dân và duy trì tăng trưởng cho huyện trong năm 2024.
Với quan điểm chỉ đạo xuyên suốt từ huyện đến cơ sở “không ai đứng ngoài cuộc trong sản xuất vụ đông”, Phúc Thọ phấn đấu tăng thêm khoảng 200 ha diện tích rau màu ngắn ngày. Đồng thời, tổ chức vụ đông sớm ngay khi nước lũ rút đối với những diện tích cây trồng không còn thu hoạch được.
Các cơ quan chức năng tiếp tục phối hợp với 21 xã, thị trấn rà soát những diện tích đất nông nghiệp để tổ chức các mô hình sản xuất phù hợp với tiềm năng, lợi thế; phấn đấu không để đất nông nghiệp bị bỏ hoang. Bên cạnh thực hiện hỗ trợ sản xuất theo nghị quyết của HĐND thành phố Hà Nội, lãnh đạo huyện giao Phòng Tài chính vận dụng linh hoạt cơ chế, chính sách để hỗ trợ thêm cho các mô hình sản xuất nông nghiệp trong vụ đông 2024 nhằm đạt hiệu quả cao nhất trong canh tác.
Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel) mang đến Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024 hơn 80 sản phẩm thuộc lĩnh vực công nghiệp quốc phòng công nghệ cao và gần 30 sản phẩm công nghệ thuộc lĩnh vực dân sự. Toàn bộ các thiết bị đều do Viettel tự chủ về công nghệ, nghiên cứu, thiết kế, sản xuất thực hiện trong nước 100%.
Rạng sáng ngày 19/12, Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an thành phố Hà Nội đã ra quyết định khởi tố vụ án “Giết người”, khởi tố bị can đối với một đối tượng sinh năm 1973 ở xã Đại Mạch, huyện Đông Anh, Hà Nội, để điều tra hành vi đốt quán cà phê làm nhiều người tử vong trên đường Phạm Văn Đồng, quận Bắc Từ Liêm, vào đêm 18/12.
Ngày 19/12/2024, Công an thành phố Hà Nội đã bắt giữ được đối tượng nghi đốt quán cà phê khiến 11 người tử vong tối 18/12. Tại cơ quan công an, đối tượng khai nhận do phát sinh mâu thuẫn với nhân viên của quán nên đã mua xăng về để đốt.
Chỉ còn vài ngày nữa là đến Giáng sinh, phố Hàng Mã (Hoàn Kiếm, Hà Nội) đang tràn ngập sắc màu lễ hội với loạt món đồ trang trí lung linh.
UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành quyết định phê duyệt danh mục tuyến đường, phố được sử dụng tạm thời một phần lòng đường để trông giữ phương tiện giao thông đường bộ và hai tiêu chí trông giữ phương tiện tạm thời trên hè phố, lòng đường.
Thủ tướng Chính Phủ vừa ký Quyết định số 1574, công nhận Gia Lâm là huyện nông thôn mới nâng cao tiếp theo của thành phố Hà Nội. Trước đó, vào tháng 9 năm nay, Thanh Trì là huyện đầu tiên của Hà Nội về đích huyện nông thôn mới nâng cao.
0