Phương án thi mới sẽ hướng vào năng lực tư duy

Để đáp ứng chương trình giáo dục mới, nhiều thay đổi sẽ xuất hiện trong đề thi, cách thức tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025, được cho là đánh giá sát hơn năng lực tư duy của thí sinh.

Từ năm 2025, kỳ thi tốt nghiệp THPT sẽ được tổ chức theo phương án mới. Thay vì thi 6 môn (Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ và tổ hợp Khoa học Xã hội/ Khoa học Tự nhiên), thí sinh sẽ thi 4 môn, trong đó có 2 môn bắt buộc (Toán, Ngữ văn) và 2 môn tự chọn là các môn còn lại được học ở lớp 12 theo chương trình mới.

Ngữ Văn, dù vẫn là môn thi bắt buộc, nhưng cách thức thi hoàn toàn thay đổi.  Đáng chú ý nhất là sự thay đổi của môn Tiếng Anh. Từ môn bắt buộc thì loại ngoại ngữ này chuyển thành môn tự chọn.

Phương án thi mới sẽ hướng vào năng lực tư duy.

Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo, cấu trúc định dạng đề thi mới theo định hướng đánh giá năng lực, phù hợp với Chương trình giáo dục phổ thông 2018 và được thể hiện thông qua đề minh họa, bảng năng lực - cấp độ tư duy kèm theo, có độ phân hóa để thí sinh phát triển bản thân và các trường đại học tốp đầu có thể sử dụng kết quả để xét tuyển.

Với phương án thi mới, học sinh sẽ không thể giữ tư duy ôn tủ vốn đã tồn tại từ rất lâu.

Ông Nguyễn Ngọc Hà - Phó Cục trưởng Cục quản lý Chất lượng – Bộ GD&ĐT cho rằng: “Đề thi có đổi mới, nội dung đề hay hơn, sát thực tiễn. Đây cũng là quan điểm chỉ đạo của lãnh đạo Bộ GD&ĐT.

Cấu trúc, định dạng đề thi không thay đổi nhưng cách thức gần với việc gắn với thực tiễn, gợi mở phát triển năng lực, bước đệm, tiệm cận để học sinh làm quen với cách thức ra đề kiểm tra theo Chương trình Giáo dục phổ thông 2018".

Nhiều ý kiến cho rằng phương pháp thi mới sẽ đánh giá sát hơn năng lực tư duy của thí sinh.

Thống kê những năm qua, nhiều cơ sở giáo dục đại học sử dụng kết quả Kỳ thi tốt nghiệp THPT để làm căn cứ xét tuyển đầu vào. Cách thi mới cũng sẽ dẫn đến sự đổi mới trong xét tuyển đại học.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Tối 20/11, Học viện Phụ nữ Việt Nam phối hợp với Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Khối các cơ quan Trung ương tổ chức vòng chung kết Sinh viên thanh lịch năm 2024.

Đại diện Bộ Giáo dục và Đào tạo nói Bộ chủ trương không cấm giáo viên dạy thêm, chỉ cấm nếu họ vi phạm đạo đức nghề nghiệp.

Nhân dịp kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam, thầy trò Trường tiểu học Vĩnh Tuy, quận Hai Bà Trưng đã tổ chức 60 năm thành lập trường và đón nhận cờ thi đua của Chính phủ.

Nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam, các trường học quận Hai Bà Trưng tổ chức lễ kỷ niệm và đón nhận Bằng khen của Thành phố và Bộ Giáo dục - Đào tạo; phát động phong trào thi đua “Xây dựng trường học hạnh phúc”; triển khai xây dựng “Văn hóa ứng xử, gắn với văn hóa học đường, vì một trường học hạnh phúc".

Sáng ngày 20/11, trường THPT Quang Trung, quận Hà Đông đã tổ chức lễ kỷ niệm 70 năm ngày thành lập Ngành giáo dục và Đào tạo Thủ đô, 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam và đón nhận cờ thi đua của Chính phủ.

Sáng 20/11, tại Nhà Quốc hội, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật Nhà giáo. Đề cập đến quy định về mức phụ cấp thâm niên với nhà giáo được điều động sang cơ quan quản lý giáo dục, nhiều đại biểu đề nghị cần bảo lưu chế độ phụ cấp thâm niên với nhà giáo được điều động.