Phương án thi tốt nghiệp phải có ngân hàng đề chuẩn
Dành nhiều thời gian phiên họp để thảo luận về đề xuất phương án tổ chức thi và xét tốt nghiệp Trung học phổ thông từ năm 2025 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, các đại biểu cho rằng, phương án thi tốt nghiệp phải tiếp cận bài bản, xuất phát từ sự đổi mới phương pháp dạy và học; đảm bảo đồng bộ với chương trình sách giáo khoa, đào tạo giáo viên, theo hướng tăng cường sự tham gia chủ động của địa phương, lấy trường học làm nền tảng.
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhấn mạnh, mục tiêu số một của kỳ thi là đánh giá chất lượng đào tạo bậc phổ thông; còn việc đào tạo nghề, cao đẳng, đại học cần định hướng dựa trên năng lực, phẩm chất, mong muốn của học viên, sinh viên, không chạy theo bằng cấp, thành tích.
Do đó, phương án thi tốt nghiệp từ năm 2025 phải theo đúng tinh thần của Nghị quyết 29 và chỉ đạo của Chính phủ, Quốc hội, giảm áp lực và tốn kém cho xã hội; bảo đảm độ tin cậy, trung thực, đánh giá đúng năng lực học sinh, làm cơ sở cho việc tuyển sinh giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học.
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu Bộ Giáo dục và Đào tạo cung cấp thông tin khoa học, công khai, minh bạch để nhân dân biết được chủ trương, quá trình triển khai, cách thức thực hiện đổi mới thi cử so với mục tiêu đặt ra; nghiên cứu kỹ tất cả các phương án, đề xuất về phương án thi tốt nghiệp từ năm 2025, bao gồm cả yêu cầu về quản lý nhà nước, điều kiện tổ chức thực hiện như ứng dụng hạ tầng chuyển đổi số, dữ liệu, ứng dụng công nghệ thông tin, thí điểm đổi mới thêm một bước tổ chức kỳ thi tại một số địa phương.
Sáng 1/11, Diễn đàn Quốc tế hoá Giáo dục Đại học lần thứ 7 đã diễn ra tại Hà Nội với sự tham gia của gần 100 trường đại học của Việt Nam và các nước, các tổ chức giáo dục, cùng 25 Đại sứ quán nước ngoài tại Việt Nam.
Góp ý vào dự thảo mới của Bộ GD&ĐT, nhiều ý kiến của giáo viên cho rằng, nên công bố ngay tên các môn thi từ đầu năm học và không nên đợi đến tận cuối tháng 3 hằng năm, tránh gây áp lực không cần thiết cho học sinh.
Giai đoạn 2025 - 2030, hình thức thi tốt nghiệp THPT giữ ổn định phương thức thi trên giấy đồng thời tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong các khâu.
Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo cho hay môn thứ ba thi lớp 10 do các địa phương lựa chọn, nhưng với nguyên tắc hàng năm sẽ thay đổi, tránh chuyện học tủ, học lệch.
Ngày 31/10, tại Trường Đại học Công nghệ thành phố Hồ Chí Minh, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức Hội nghị tổng kết công tác tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT giai đoạn 2020 - 2024 và chuẩn bị kỳ thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025.
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn nhấn mạnh: Giáo dục toàn diện để phát triển con người Việt Nam cả đức, trí, thể, mỹ luôn là tư tưởng xuyên suốt của Đảng và Nhà nước.
0