Phương Tây ồ ạt đưa vũ khí tới Ukraine

Cùng với Mỹ thì Anh và một số nước khác rất tích cực viện trợ vũ khí, trong đó các loại pháo, cho Ukraine để giúp quân đội nước này đối phó với Nga trên chiến trường. Ngoài pháo, Anh còn chuẩn bị cung cấp cả xe tăng chiến đấu chủ lực Challenger-2.

Bộ trưởng Quốc phòng Anh Ben Wallace cho biết, Anh đã bắt đầu khởi động lại các dây chuyền sản xuất và tăng cường sản xuất đạn pháo để gửi đến Ukraine. Ở Tây Nam nước Anh các sĩ quan nước này đang huấn luyện các binh sỹ Ukraine trên xe tăng Challenger-2. Anh đã huấn luyện các kỹ năng chiến đấu cơ bản bằng máy bay không người lái cho hơn 10.000 binh sỹ Ukraine kể cuối tháng 1/2023. Anh và các nước phương Tây khác đã tăng quy mô cam kết viện trợ quân sự cho Ukraine trong năm nay. Ông Wallace cho biết Anh có thể cung cấp thêm xe tăng Challenger ngoài 14 chiếc đã hứa.

Ba Lan đã trở thành quốc gia đầu tiên trong Liên minh Châu Âu bàn giao xe tăng chiến đấu Leopard 2 cho Ukraine. Việc chuyển giao này diễn ra nhân chuyến thăm của Thủ tướng Ba Lan Mateusz Morawiecki tới Kiev và tròn 1 năm kể từ khi Nga phát động chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine. Phía Ba Lan cũng thông báo, 14 xe tăng bổ sung do Đức sản xuất cho Ba Lan sẽ sớm được chuyển đến Ukraine.

Xe tăng Leopard 2 được đánh giá là mẫu xe tăng có thể chống mìn tự chế, tên lửa và súng phóng lựu chống tăng. Đây được coi là khí tài quân sự quan trọng có thể giúp Ukraine giành thêm bước tiến trên chiến trường. Hiện nay một số quốc gia khác gồm Mỹ, Anh và Đức cũng đã hứa gửi xe tăng tới Ukraine. Riêng phía Mỹ cho biết sẽ gửi 31 xe tăng Abrams dòng M1.

Trong buổi gặp gỡ với lãnh đạo Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Mỹ Michael McCaul và 4 thành viên khác của Hạ viện, Tổng thống Ukraine từng tuyên bố sẽ soạn thảo một bản yêu cầu về vũ khí tấn công mà Kiev cần viện trợ để gửi tới Washington. Hiện chính quyền của Tổng thống Joe Biden và Hội đồng An ninh Quốc gia vẫn còn bất đồng về việc chuyển "vũ khí nào và thời gian chuyển" cho Ukraine.

Trong các tuyên bố, phía Nga luôn bày tỏ sẵn sàng trong việc tìm kiếm một giải pháp ngoại giao, nhưng với điều kiện phương Tây phải ngừng viện trợ quân sự cho Kiev và Ukraine phải thừa nhận thực tế mới về lãnh thổ, nghĩa là công nhận các vùng Nga sáp nhập.

Thủ tướng Hungary Viktor Orban cho biết, nước này quan ngại khi phương Tây ồ ạt cung cấp nhiều vũ khí hơn cho Kiev, trong đó có các xe tăng hạng nặng và máy bay chiến đấu. Ông Orban cũng bày tỏ lo ngại về kịch bản một số nước Liên minh Châu Âu (EU) có thể gửi quân tới Ukraine trong tương lai. 

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

NATO và Ukraine chuẩn bị tổ chức các cuộc hội đàm khẩn cấp sau khi Nga tấn công cơ sở quân sự ở thành phố Dnipro, Ukraine bằng tên lửa đạn đạo siêu thanh thử nghiệm.

Cục An ninh Ukraine (SBU) cho biết đã nghiên cứu mảnh vỡ thu được từ loại tên lửa siêu vượt âm mới mà Nga dùng để tấn công thành phố Dnipro vào ngày 21/11.

Nga tấn công các sân bay của Ukraine, Ukraine tuyên bố tập kích tổ hợp S-400 của Nga tại Kursk, Ukraine nghiên cứu mảnh vỡ thu được từ tên lửa Nga, Rostov của Nga sẽ bị Ukraine tấn công bằng tên lửa tầm xa, Nga tuyển lính đánh thuê Yemen sang chiến đấu ở Ukraine là những thông tin đáng chú ý trong diễn biến xung đột Nga - Ukraine ngày 24/11.

Nga cảnh báo Pháp và Anh sẽ phải đối mặt với hậu quả sau khi cho phép Ukraine sử dụng vũ khí tầm xa tấn công lãnh thổ Nga.

Ngày 23/11, quân đội Israel đã thực hiện cuộc không kích vào trung tâm Thủ đô Beirut của Liban, làm sập một tòa nhà chung cư, khiến ít nhất 4 người thiệt mạng và nhiều người dân hoảng loạn.

Theo hãng tin Tass, Bộ Quốc phòng Nga ngày 23/11 cho biết, các đơn vị Nga đã tiêu diệt một chiếc MiG-29 của Ukraine đang đồn trú trên mặt đất. Ngoài ra, các hệ thống phòng không của Nga đã hạ gục ba quả bom Hammer, 8 quả tên lửa HIMARS và 59 máy bay không người lái cánh cố định trong 24 giờ qua.