Phương Tây 'tổng tấn công' sản phẩm dầu của Nga

Nhằm đáp trả chiến dịch quân sự của Nga ở Ukraine, các nước phương Tây đã áp đặt hàng loạt các biện pháp trừng phạt lên nền kinh tế Nga, trong đó các sản phẩm dầu của nước này là mục tiêu chính yếu, nhằm hạn chế khả năng tài chính của Moscow cho cuộc xung đột. Mới đây, Liên minh châu Âu (EU) đã cấm nhập khẩu các nhiên liệu tinh chế của Nga. Quyết định này có hiệu lực cùng lúc với biện pháp áp giá trần các sản phẩm dầu tinh chế của Nga mà Nhóm các nước công nghiệp phát triển (G7) đưa ra, qua đó mở rộng lệnh cấm các hoạt động vận chuyển dầu Nga bằng đường biển vốn có hiệu lực từ ngày 5/12/2022.

Trong nỗ lực chấm dứt mối quan hệ năng lượng với Nga, nhà cung cấp năng lượng lớn nhất trong nhiều năm, Liên minh châu Âu (EU) đã cấm nhập khẩu dầu diesel và các sản phẩm dầu tinh chế khác của Nga. Theo các biện pháp mới, EU cấm tàu của khối này chở các sản phẩm dầu mỏ có nguồn gốc từ Nga nếu không được mua bán ở hoặc dưới mức giá trần đặt ra, cũng áp dụng với các công ty hỗ trợ kỹ thuật, môi giới hoặc tài chính như các công ty bảo hiểm cho các hãng vận chuyển dầu mỏ tinh chế của Nga. Mức phạt với công ty vi phạm có thể lên đến 5% doanh thu toàn cầu.

Các nước EU, G7 và Australia cũng đã đạt được thỏa thuận về mức giá trần sẽ áp dụng đối với các sản phẩm dầu của Nga kể từ ngày 5/2, lần lượt là 100 USD/thùng đối với các sản phẩm cao cấp như dầu diesel và 45 USD/thùng đối với các sản phẩm giá rẻ hơn như dầu nhiên liệu. 

Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen cho biết: “Chúng tôi đã làm việc với một liên minh các quốc gia để áp giá trần đối với dầu thô của Nga và chúng tôi sẽ sớm làm điều tương tự đối với các sản phẩm tinh chế của Nga. Mục đích là để ổn định giá năng lượng toàn cầu và giảm doanh thu của Nga.”

Trước đó, EU cùng với các nước đồng minh trong nhóm G7 và Australia đã đồng ý áp mức giá trần đối với dầu vận chuyển bằng đường biển của Nga. Theo đó, phương Tây cấm các công ty vận chuyển, bảo hiểm và tái bảo hiểm xử lý các lô hàng dầu thô của Nga trên toàn cầu, trừ khi các lô hàng này được bán với giá thấp hơn mức 60 USD/thùng. 

Các nguồn tin cho biết mức giá này nhằm làm giảm doanh thu của Nga trong khi vẫn đảm bảo Moscow không khóa van dầu diesel chuyển sang các nước ngoài phương Tây, nhằm tránh tình trạng thiếu hụt toàn cầu khiến giá cả và lạm phát cao hơn. Ngoài ra, giá trần cũng khuyến khích các khách hàng không phải phương Tây chưa cấm dầu của Nga thúc ép Nga giảm giá và tránh việc Moscow bán dầu lậu ra thị trường.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Ngày 5/11, hàng triệu cử tri Mỹ sẽ đi bỏ phiếu để bầu người đứng đầu đất nước trong vòng 4 năm tới. Trong ngày hôm qua, cả hai ứng viên tổng thống đều dồn sức cho những nỗ lực vận động cử tri ở các bang chiến trường.

Ngày 4/11, Chính phủ Tây Ban Nha cho biết đang triển khai tổng cộng 7.500 binh sĩ đến khu vực phía Đông bị lũ lụt tàn phá.

Cơ quan Liên hợp quốc và các chuyên gia cho biết, hồ Ohrid, một Di sản thế giới được UNESCO công nhận, đang có nguy cơ bị ô nhiễm. Nguyên nhân được cho là bởi đánh bắt quá mức và tình trạng phát triển đô thị.

Trong thông báo trên kênh Telegram chính thức, quân đội Israel tuyên bố đã tiêu diệt Abu Ali Rida, thủ lĩnh của Hezbollah ở khu vực Baraachit, miền Nam Liban.

Thủ tướng Anh Keir Starmer vừa thông báo sẽ tăng gấp đôi ngân sách dành cho Bộ Tư lệnh An ninh biên giới và coi các băng nhóm buôn người như tội phạm khủng bố, nhằm ngăn chặn nạn nhập cư trái phép qua eo biển Manche bằng thuyền nhỏ.

Hôm nay (5/11), nước Mỹ chính thức bước vào cuộc bầu cử tổng thống. Hai ứng cử viên của đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa chạy đua với thời gian kêu gọi sự ủng hộ của các nhóm cử tri chưa đưa ra quyết định, trong bối cảnh tỷ lệ ủng hộ cả hai rất sít sao.