Phương tiện hỏng do thiên tai, bảo hiểm đền bù thế nào?
Nhiều ngày nay, gara ô tô của anh Lương Công Ngọc (quận Cầu Giấy, Hà Nội) luôn trong tình trạng quá tải. Chỉ trong một buổi sáng, có gần chục chiếc xe đang xếp hàng tại gara chờ sửa chữa, phục hồi do bão gây ra. Những trường hợp hư hỏng nhẹ như vỡ đèn, hỏng gương, móp cánh, trầy sơn sẽ được xử lý trước; những trường hợp nặng như thủy kích, ngập nước ảnh hưởng đến động cơ, hệ thống điện thì cần phải chờ lâu hơn, thời gian sửa chữa lên đến 10-15 ngày và chi phí sẽ là rất lớn nếu những chiếc xe này không được bảo hiểm bồi thường.
Anh Lương Công Ngọc cho biết, xe tai nạn thường gò, thay thế sữa chữa nhưng với trường hợp bị thủy kích thì tùy trường hợp mà chi phí sửa chữa khác nhau, giá dao động từ một vài triệu đến vài chục triệu cũng có”.
Không thể lường trước rủi ro trên đường, nhiều người sẽ lựa chọn bảo hiểm như một giải pháp cứu cánh an toàn cho phương tiện của mình. Thông thường, sẽ có các dạng bảo hiểm dành cho ô tô như bảo hiểm trách nhiệm dân sự bắt buộc của chủ xe cơ giới; bảo hiểm tai nạn cho lái xe, phụ xe và người ngồi trên xe; bảo hiểm thiệt hại vật chất xe hay còn được gọi là bảo hiểm thân vỏ. Bảo hiểm ô tô có nhiều loại và các gói khác nhau. Chủ xe sẽ được bồi thường chi phí sửa chữa xe nếu mua đúng loại hình sản phẩm bảo hiểm.
Ông Hoàng Quốc Phong, Tổng Công ty cổ phần bảo hiểm Petrolimex cho biết: “Hiện nay trên thị trường có rất nhiều dạng bảo hiểm xe ô tô, trong đó hai sản phẩm chính là trách nhiệm dân sự và vật chất xe. Để bồi thường bảo hiểm xe hư hỏng do thiên tai thì chủ xe phải tham gia bảo hiểm vật chất xe, sự kiện xảy ra phải là do thiên tai, cây đổ”.
Trong trường hợp sự cố xảy ra, chỉ khi chủ xe mua gói bảo hiểm vật chất xe thì sẽ được bồi thường thiệt hại khi bị hư hỏng. Bảo hiểm vật chất là gói bảo hiểm tự nguyện nên mỗi công ty bảo hiểm sẽ có một quy tắc bảo hiểm vật chất riêng biệt. Mức phí gói này sẽ do bên công ty bảo hiểm tính toán, đàm phán với chủ xe, thường thì bên bảo hiểm sẽ căn cứ vào giá trị của xe ô tô để đưa ra mức phí. Để được hưởng quyền lợi bảo hiểm, chủ xe cần lưu ý thực hiện các bước như trong điều khoản có trong hợp đồng.
Khi xe gặp phải tình trạng hư hại do bão, việc đầu tiên người dân phải thông báo ngay lập tức cho công ty bảo hiểm để giám định hiện trường là điều rất quan trọng. Bởi việc này giúp xác minh chính xác nguyên nhân và mức độ thiệt hại do thiên tai gây ra, từ đó bảo hiểm có cơ sở để chi trả đầy đủ 100% chi phí sửa chữa, thay thế.
Theo Luật sư Nguyễn Văn Mớ, Giám đốc Công ty Luật TNHH An Nhiên và cộng sự: “Trong hợp đồng bảo hiểm, chủ phương tiện cần chú ý đến điều khoản về quy định các trường hợp được hưởng bảo hiểm, miễn trừ bảo hiểm, trình tự thủ tục và hồ sơ nhận tiền bảo hiểm nếu phương tiện xảy ra sự cố. Ngoài ra, nếu chủ phương tiện để ở nơi cấm đỗ xe và xảy ra sự cố thì cần xem kỹ hợp đồng bảo hiểm có loại trừ trường hợp đó không, vì đó thường là nguyên nhân tranh cãi rất lớn khi công ty bảo hiểm từ chối do đỗ sai vị trí, đỗ vào chỗ cấm”.
Trên thực tế, khi xảy ra sự cố, tai nạn do thiên tai công ty bảo hiểm chưa có người đại diện đến hiện trường thì chủ xe cần phải chụp ảnh các góc ở hiện trường. Đồng thời, chủ xe cũng cần gọi điện cho cơ quan chức năng đến để ghi nhận hiện trường, sau đó lập hồ sơ và di dời xe đến nơi sửa chữa. Nếu chủ xe tự ý đưa xe về gara hoặc xưởng dịch vụ thì bảo hiểm vẫn xem xét mức chi trả trong trường hợp này tối đa khoảng 80% giá trị thiệt hại.
Ngày 19/12, nhà sáng lập GSM - tỷ phú Phạm Nhật Vượng công bố dừng hoàn toàn dịch vụ taxi Xanh SM Luxury bằng xe VinFast VF 8.
Trong tháng 11, các nhà sản xuất xe máy trong nước đã xuất xưởng gần 280.000 chiếc, cao nhất trong năm 2024. Với nguồn cung khá dồi dào, thị trường xe máy được dự báo sẽ giữ bình ổn về giá và số lượng xe bán ra từ nay đến Tết Nguyên đán.
Cách đây 35 năm, Mazda đã cho ra đời những chiếc xe MX-5 đầu tiên, hay còn gọi là Mazda Roadster. Nhân dấu mốc đặc biệt này, hãng xe Nhật Bản đã cho ra đời phiên bản kỷ niệm 35 năm với màu sơn Artisan Red Premium, nhiều chi tiết đặc trưng lấy cảm hứng từ các thế hệ trước đây.
Trong bối cảnh ngành ô tô toàn cầu đang cạnh tranh ngày càng gay gắt, đặc biệt từ các hãng xe lớn, hai hãng xe của Nhật Bản là Honda và Nissan đang cân nhắc một bước đi chiến lược, có thể sẽ sáp nhập để tăng sức mạnh cạnh tranh.
Ford - hãng xe của Mỹ đang triển khai đợt gọi sửa chữa 768.000 ô tô sử dụng động cơ diesel trên toàn thế giới. Những vấn đề liên quan đến bộ lọc của các mẫu xe ảnh hưởng có thể không vượt qua bài kiểm tra khí thải.
Vào đầu tháng 1/2025, tàu SE61/62 chạy tuyến Hà Nội - TP.HCM sẽ ra mắt toa VIP, được đánh giá là toa xe sang trọng nhất hiện nay.
0